Bên cạnh năng lực trí tuệ, phụ nữ sở hữu nhiều thế mạnh đến từ sự tỉ mỉ, khả năng đa nhiệm và quản lý dự án, đa dạng góc nhìn trong phát triển sản phẩm đặc biệt phù hợp với ngành khoa học công nghệ. Đây sẽ là lợi thế cạnh tranh để phụ nữ cân bằng cục diện giới trong ngành khoa học công nghệ, chỉ cần một đòn bẩy thực sự mạnh mẽ.
Mảnh ghép quan trọng trong ngành công nghệ
Từ những buổi đầu sơ khai, lịch sử ngành khoa học máy tính và công nghệ thông tin (IT) trên thế giới ghi dấu nhiều đóng góp quan trọng của phụ nữ. Một số tên tuổi nổi bật như Ada Lovelace - nữ lập trình viên máy tính đầu tiên trên thế giới, Radia Perlman - “Mẹ đẻ của Internet”, hay Grace Hopper - người đầu tiên đưa thuật ngữ “debug” (sửa lỗi lập trình) vào sử dụng. Họ là những bóng hồng đã viết nên chương đầu cho lịch sử máy tính hiện đại.
Tuy nhiên qua gần một thế kỷ, hình bóng nữ giới mang tính biểu tượng trong ngành khoa học máy tính dần trở nên thưa thớt. Theo báo cáo của UN Women, tính đến năm 2023, phụ nữ chỉ chiếm 28% lực lượng lao động STEM (các ngành Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học) trên toàn cầu. Chỉ có khoảng 23% phụ nữ trong chuyên ngành STEM chọn công việc IT, và phân nửa phụ nữ rời khỏi ngành trước khi tới khoảng giữa sự nghiệp.
Phụ nữ vẫn còn là lực lượng thiếu hụt trong ngành khoa học công nghệ và máy tính
Một phần nguyên nhân đến từ đặc thù về sinh học, với khoảng 76% phụ nữ trong ngành công nghệ gặp khó khăn khi cân bằng trách nhiệm gia đình và áp lực công việc, theo nghiên cứu của Deloitte vào năm 2023. Bên cạnh đó, việc thiếu các chính sách hỗ trợ như nghỉ thai sản linh hoạt, chăm sóc trẻ tại nơi làm việc, văn hóa làm thêm giờ và “làm mọi nơi mọi lúc” trong ngành IT tạo áp lực lớn với phụ nữ có con nhỏ…
Thiếu hụt này là một tổn thất lớn với ngành khoa học công nghệ, vì phụ nữ sở hữu rất nhiều khả năng phù hợp với những công việc đặc thù về Khoa học Máy tính và Công nghệ. Ví dụ, sự tỉ mỉ và kỹ lưỡng đến từng chi tiết, khả năng quan sát rất phù hợp với các công việc như Quality Control (kiểm soát chất lượng), Testing (Kiểm định sản phẩm). Ở các vị trí như UX/UI (thiết kế giao diện và trải nghiệm người dùng), phụ nữ cũng thể hiện được năng lực bởi khả năng sáng tạo và khiếu thẩm mỹ tốt. Trong các công việc đòi hỏi khả năng giao tiếp tốt, kỹ năng làm việc nhóm như Product Owner (PO - Quản lý sản phẩm), phụ nữ cũng phát huy được năng lực đa nhiệm và sự linh hoạt cần thiết.
Tương lai nào cho phụ nữ ngành công nghệ?
Song song với sự phát triển vũ bão của công nghệ thời đại mới, nhiều quốc gia trên thế giới đã nhận thức được khoảng trống này và đang nỗ lực thay đổi các chính sách để khuyến khích sự tham gia của phụ nữ trong ngành khoa học công nghệ. Theo báo cáo của Forbes (2023), 82% công ty công nghệ lớn nhất Fortune 500 đã áp dụng chính sách nghỉ thai sản trả lương từ 16-52 tuần cho cả nam và nữ; 65% công ty công nghệ lớn cung cấp trợ cấp chăm sóc trẻ hoặc có nhà trẻ tại văn phòng. Ngoài ra, có ít nhất 72% công ty công nghệ áp dụng các chính sách làm việc linh hoạt.
Tại nước ta, 65% công ty IT đã có chính sách ưu tiên tuyển dụng ứng viên nữ, 72% công ty có chương trình đào tạo đặc biệt cho nhân viên nữ và 45% công ty đặt mục tiêu tăng tỷ lệ nữ giới lên 40% vào năm 2025, theo báo cáo của Vietnam IT Recruitment (2023).
Nhiều chính sách được đưa ra nhằm dỡ bỏ rào cản với nữ giới trong lĩnh vực công nghệ.
Trong vòng 5 năm tới, nhu cầu nhân lực về khoa học công nghệ được dự báo tăng khoảng 22%, xuất hiện nhiều vị trí mới phù hợp với nữ giới như UX/UI Designer, Product Owner, Business Analyst.
Hấp dẫn nhất là mức lương của ngành khoa học công nghệ, luôn thuộc top đầu và được dự kiến sẽ tăng 15-20% mỗi năm. Theo Cục Thống Kê Lao Động Mỹ năm 2023, lương trung bình của nữ nhân sự công nghệ vào khoảng 89.000-98.000 USD/năm (2,2 - 2,4 tỷ đồng/năm). Tại Việt Nam, lương trung bình của nữ nhân sự công nghệ vào khoảng 25-50 triệu đồng/tháng, cao hơn nhiều so với các ngành nghề khác như Kế toán, Marketing, Giáo viên, theo số liệu từ TopDev 2023.
Mặc dù triển vọng việc làm của nữ giới trong ngành là rất hứa hẹn nhưng số liệu năm 2023 cho thấy, sinh viên nữ chỉ chiếm khoảng 30-35% tổng số sinh viên ngành IT tại các trường đại học top đầu. Theo TopDev Vietnam IT Market Report, trong năm 2023 tại Việt Nam, số lượng lao động nữ trong ngành IT chiếm khoảng 32%, cho thấy khoảng cách lớn để cân bằng với nam giới.
Thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ thông qua giáo dục
Nhằm phát huy tối đa tiềm năng của phụ nữ trong khối ngành STEM nói chung và IT nói riêng, chiến lược của Tổng Cục Giáo dục Nghề Nghiệp đề ra mục tiêu đến năm 2030 sẽ đạt tới 40% tỉ lệ tuyển sinh nữ giới ngành STEM. Điều này cũng thống nhất với Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021 - 2030. Cùng định hướng với chính phủ và ngành, nhiều tổ chức tại Việt Nam cũng triển khai các chương trình ưu tiên học bổng cho nữ sinh ngành IT, hỗ trợ đặc biệt cho nữ sinh vùng sâu vùng xa học công nghệ. Trong đó nổi bật là học bổng Nữ sinh Công nghệ Tài Năng (Tech Queens) dành riêng cho các chương trình Cử nhân thuộc khối ngành Khoa học Máy tính & Công nghệ của trường Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV).
Các chương trình Cử nhân trong khối ngành Khoa học công nghệ & Máy tính được cấp bằng trực tiếp bởi Đại học Staffordshire và Đại học Stirling hàng đầu thế giới bao gồm An ninh mạng/Công nghệ Đám mây, Thiết kế và Lập trình Game, Đồ họa Game, Khoa học Dữ liệu và Trí tuệ Nhân tạo, Kỹ thuật Phần mềm. Tất cả đều được cập nhật theo những xu hướng phát triển của ngành công nghệ cũng như nhu cầu thực tế của thị trường lao động toàn cầu.
Với mục tiêu nhân văn, học bổng Nữ sinh Công nghệ Tài Năng BUV giúp ươm mầm thế hệ nữ lãnh đạo trong ngành IT, dỡ bỏ những rào cản với nữ giới và thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực đầy triển vọng này.
Giáo dục có thể trao quyền cho phái nữ thông qua những học bổng ý nghĩa như Nữ sinh Công nghệ Tài năng của BUV.
Học bổng trao cơ hội cho nữ sinh Việt Nam xuất sắc trong độ tuổi từ 18 đến 30, đã hoàn thành chương trình học phổ thông hoặc đang học lớp 12 với điểm GPA trung bình lớn hơn 8.0, cùng điểm IELTS tối thiểu 6.0. Tiêu chí xét duyệt bao gồm các yếu tố như năng lực học thuật, tiềm năng lãnh đạo, kinh nghiệm và khả năng đóng góp cho cộng đồng, tư duy sáng tạo và đổi mới cũng như kỹ năng sử dụng công nghệ.
Tiến sĩ Ali Al-Dulaimi, Trưởng Khoa, Khoa Khoa học Máy tính & Công nghệ, BUV chia sẻ: “Với thông điệp “Tiếp sức nữ sinh tài năng đam mê công nghệ” (tạm dịch từ: Elevating Women in Innovation), học bổng Nữ sinh Công nghệ Tài Năng BUV không chỉ đơn thuần là một chương trình hỗ trợ đào tạo, mà còn góp phần quan trọng trong nỗ lực xây dựng hệ sinh thái đổi mới sáng tạo của Việt Nam. Bằng việc đào tạo thế hệ nữ lãnh đạo công nghệ tương lai, chương trình sẽ đồng hành với mục tiêu đưa Việt Nam trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo của khu vực như Chính phủ đề ra trong Chiến lược quốc gia về Cách mạng công nghiệp 4.0 đến năm 2030, đóng góp vào sự phát triển bền vững và toàn diện của nền kinh tế số Việt Nam trong tương lai.”
Học bổng Nữ sinh Công nghệ Tài Năng của BUV sẽ chính thức mở cổng nhận đăng ký từ ngày 15/01/2025. Để tìm hiểu thông tin chi tiết về học bổng, vui lòng truy cập TẠI ĐÂY.