Phụ huynh sợ… bài tập về nhà

GD&TĐ - Quá chán nản với việc giúp con làm đống bài tập về nhà, cô Wang, 39 tuổi, đã tham gia cùng hàng triệu phụ huynh bày tỏ bức xúc trên các mạng xã hội đòi nhà trường không giao bài tập về nhà – điều mà những “mẹ hổ” (chỉ những bà mẹ Trung Quốc hy sinh mọi giá cho việc học hành của con) chưa từng nghĩ đến vài năm trước.

Phụ huynh sợ… bài tập về nhà

Phụ huynh è cổ… làm bài tập

Luồng quan điểm chung của các phụ huynh “nói không với bài tập về nhà” là họ đang cảm thấy lãng phí và xuẩn ngốc khi mất đi thời gian nghỉ ngơi quý báu buổi tối để tính toán số học hoặc phân tích cấu trúc ngữ pháp – thời gian đó lẽ ra họ được xem phim hay đọc sách báo.

Một phụ huynh bày tỏ ý kiến: “Trời ơi, tôi đã làm gì sai mà bắt tôi phải làm bài tập của con”. Nhiều người giãi bày câu chuyện riêng trên trang Sina Weibo, kiểu như mạng xã hội Twitter tại Trung Quốc.

Trước sự bùng phát quan điểm phản đối bày tập về nhà như vậy, 3 tỉnh đã ban hành quy định cấm các trường giao bài tập về nhà “gây ảnh hưởng” tới phụ huynh.

Ba năm trước, gia đình cô Wang dồn toàn bộ tiền tiết kiệm chuyển tới sinh sống tại một khu vực trung tâm - nơi có trường tiểu học nổi tiếng. Giống như đa số phụ huynh Trung Quốc, Wang tin rằng đó là điều tốt nhất mà gia đình cô làm để giúp con có được điểm số cao cần thiết vào một trường THCS tốp đầu.

Nhưng sau khi quá tải sức lực trong việc hỗ trợ con làm bài tập về nhà - thường sau ngày làm việc 10 tiếng tại một văn phòng bận rộn ở Bắc Kinh - Wang giờ đây coi trường học là nguồn cơn xung đột trong gia đình và là công việc “hút sạch” thời gian nghỉ ngơi của mình.

“Nhiều lúc tâm trí tôi chỉ nghĩ đến bài tập về nhà của con dù tôi đang làm việc” - Wang chia sẻ.

Không nên giao "bài tập phụ huynh”

Mạng xã hội Trung Quốc đầy rẫy những câu chuyện bày tỏ nỗi khiếp sợ của phụ huynh với bài tập về nhà của con cái.

Nhiều phụ huynh cho biết, ức chế liên quan tới bài tập về nhà khiến họ bị ảnh hưởng nặng nề về sức khoẻ hoặc khiến họ rơi vào cơn điên đầu. “Vào thời gian làm bài tập về nhà, cả khu nghe tiếng hét của tôi” - một người kể.

Một chương trình có tên “giáo dục hạnh phúc” được nhiều trường học thực hiện 4 năm trước nhưng vấp phải sự phản đối của phụ huynh về việc giảm bớt lượng bài tập về nhà - vốn ngốn khoảng 3 tiếng/ngày, gấp 2 lần mức trung bình thế giới.

Hệ quả là, những cải cách năm 2013 khiến giáo viên đối mặt với áp lực từ 2 phía. Giáo viên bị cơ quan quản lí giáo dục yêu cầu giảm khối lượng bài tập, trong khi phụ huynh thì thúc giáo viên ép con cái học nhiều hơn.

Giáo viên tìm lối thoát bằng cách “lôi” phụ huynh tham gia vào những môn học khó.

Tuy nhiên guồng quay thực tế vượt ra khỏi mong muốn ban đầu. “Nó trở thành một vòng xoáy đau khổ bởi học sinh nộp bài tập về nhà được hoàn thành với sự trợ giúp của phụ huynh, vì thế giáo viên giao bài tập khó hơn” - một giáo viên chia sẻ.

Một số phụ huynh tìm giải pháp cho con học tại cơ sở dạy thêm sau giờ học - nơi họ giúp trẻ hoàn tất bài tập về nhà trước khi phụ huynh đón con.

Trước tình hình trên, Sở Giáo dục các tỉnh Giang Tô, Chiết Giang và Ninh Hà ban hành hướng dẫn rằng bài tập về nhà không nên trở thành “bài tập phụ huynh” hoặc “vượt quá chương trình hoặc Theo Jin Peiqing, một chuyên gia giáo dục, hầu hết phụ huynh không có khả năng hoặc thời gian giúp con làm bài tập về nhà và giáo viên không thể đánh giá đúng sự tiến bộ của học sinh nếu phụ huynh làm giúp bài tập cho con.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ