Phụ cấp đứng lớp

Phụ cấp đứng lớp

* Trả lời: Theo Mục I Thông tư liên tịch số: 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC ngày 23/1/2006 của liên bộ gồm: Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Bộ GD&ĐT, đối tượng được hưởng phụ cấp ưu đãi (hay còn gọi là phụ cấp đứng lớp) là nhà giáo (kể cả những người trong thời gian thử việc, hợp đồng) thuộc biên chế trả lương, đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và các trường, trung tâm, học viện thuộc cơ quan Nhà nước, Đảng, tổ chức chính trị - xã hội được Nhà nước cấp kinh phí hoạt động (bao gồm nguồn thu từ ngân sách Nhà nước cấp và các nguồn thu sự nghiệp theo quy định của pháp luật);

Nhà giáo (kể cả những người trong thời gian thử việc, hợp đồng) thuộc biên chế trả lương của các cơ sở giáo dục công lập làm nhiệm vụ Tổng phụ trách Đội, hướng dẫn thực hành tại các xưởng trường, trạm, trại, phòng thí nghiệm.

Lưu ý điều để áp dụng là: Đối tượng quy định tại Khoản 1 mục I này đã được chuyển, xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang vào các ngạch viên chức ngành giáo dục và đào tạo (các ngạch có 2 chữ số đầu của mã số ngạch là 15) thì được hưởng phụ cấp ưu đãi.

Riêng đối tượng quy định tại Điểm b và Điểm c Khoản 1 mục này không nhất thiết phải xếp vào các ngạch viên chức thuộc ngành giáo dục và đào tạo.

Căn cứ vào quy định nêu trên nếu bạn là nhà giáo thuộc biên chế trả lương và bảo đảm các điều kiện trên thì bạn sẽ thuộc đối tượng được hưởng phụ cấp đứng lớp theo quy định tại Khoản 1 Mục II.

Cách tính như sau: Mức phụ cấp ưu đãi được hưởng = Mức lương tối thiểu chung x [hệ số lương theo ngạch, bậc hiện hưởng + hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) + % (quy theo hệ số) phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)] x tỷ lệ % phụ cấp ưu đãi. Phụ cấp này được trả cùng kỳ lương hàng tháng (kể cả thời gian nghỉ hè) và không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh lớp 12 đăng ký phương thức xét tuyển sớm của Trường Đại học Công Thương TPHCM, tháng 4/2024. Ảnh: Mạnh Tùng

Điểm cao chẳng thể chủ quan

GD&TĐ - Dù đạt điểm cao ở các kỳ thi đánh giá năng lực, thí sinh vẫn cần tập trung tốt cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT, đồng thời đăng ký nguyện vọng hiệu quả nhất.