Phú Bình (Thái Nguyên): Huy động nguồn lực cho chuẩn hóa trong giáo dục

GD&TĐ - Là huyện nông thôn với điều kiện còn hạn chế, nhưng đến nay công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia của ngành giáo dục huyện Phú Bình (Thái Nguyên) đã đạt nhiều kết quả.

Được chính quyền địa phương quan tâm, chỉ đạo sát sao nên công tác xây dựng trường chuẩn được triển khai thực hiện hiệu quả.
Được chính quyền địa phương quan tâm, chỉ đạo sát sao nên công tác xây dựng trường chuẩn được triển khai thực hiện hiệu quả.

Huyện Phú Bình hiện có 20 trường cấp mầm non, 21 trường cấp tiểu học và 20 trường cấp trung học cơ sở. Đến hết năm 2020, toàn bộ 61/61 nhà trường đều đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia. Đây là kết quả từ sự nỗ lực của địa phương cũng như ngành giáo dục nhằm huy động và dành nguồn lực đầu tư cho chuẩn hóa trong các nhà trường.  

Năm 2019, huyện Phú Bình đã chi hơn 23 tỷ đồng cho công tác thực hiện xây dựng trường chuẩn. Bên cạnh đó, Phòng GD&ĐT cũng tập trung triển khai cho các nhà trường huy động nguồn tài trợ. Chỉ riêng trong năm học 2019 - 2020, số tiền huy động xã hội hóa đạt hơn 10 tỷ đồng. Các điều kiện về phòng học kiên cố, phòng chức năng, trang thiết bị dạy học đã được đầu tư nâng cấp, đảm bảo phục vụ tốt cho các hoạt động giáo dục.

“Được địa phương quan tâm sát sao, cho nên đề án phát triển giáo dục của Phú Bình nói chung, đặc biệt là công tác xây dựng trường chuẩn được triển khai thực hiện hiệu quả. Từng xã/thị trấn cũng vào cuộc để hỗ trợ các nhà trường, việc huy động các nguồn lực xã hội cho giáo dục khá thuận lợi” - ông Nguyễn Đình Toán, Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Phú Bình đánh giá.

Tại trường THCS Tân Hòa, có thể thấy một sự thay đổi rõ từ khi được công nhận trường đạt chuẩn Quốc gia (10/2019). Trước kia, thư viện chưa đạt, sân trường không được lát gạch hay trải bê tông, các công trình thiết yếu như cổng, phòng tổ chuyên môn, nhà xe… đều chưa có. Được nguồn đầu tư từ ngân sách địa phương, sự tài trợ của một số doanh nghiệp, sự hỗ trợ của Phòng GD&ĐT và Liên đoàn Lao động huyện, cộng thêm sự đồng hành đóng góp của phụ huynh và cán bộ giáo viên, nhà trường đã mang một diện mạo mới.

Các hoạt động giáo dục của nhà trường thuận lợi hơn, giúp cho chất lượng, hiệu quả được nâng cao rõ rệt. Chỉ trong năm học đầu tiên sau khi đạt chuẩn quốc gia, nhà trường có số học sinh giỏi tăng từ 39 lên 54 em, số học sinh giỏi cấp huyện cũng tăng từ 5 lên 8 em. Nhà trường có tỉ lệ giáo viên đạt chuẩn là 100%, số lượng giáo viên dạy giỏi và học sinh giỏi cấp huyện, tỉnh đều tăng cao.

Cô trò trường Mầm non Xuân Phương
Cô trò trường Mầm non Xuân Phương

“Hiện nhà trường được trang bị đầy đủ lượng phòng học, phòng chức năng, các trang thiết bị, các công trình thiết yếu. Cơ sở trường lớp khang trang, giáo viên và học sinh được làm việc và học tập trong môi trường an toàn, sạch đẹp, cho nên khí thế trong dạy và học của nhà trường rất tích cực, chất lượng giáo dục của chúng tôi nâng lên rõ rệt” - thầy giáo Dương Ngọc Anh, Hiệu trưởng nhà trường vui mừng chia sẻ.

Đối với trường Mầm non Xuân Phương, từ chỗ phải tách thành 1 điểm chính và 2 điểm lẻ, nhờ sự đầu tư của địa phương và sự chung tay hỗ trợ của doanh nghiệp và phụ huynh, đến nay nhà trường đã có cơ sở nhà lớp tập trung, khang trang. Với hệ thống từ phòng học, nhà bếp, vòm sân, khu vui chơi vận động đảm bảo tiêu chuẩn, với quy mô gần 60 cán bộ giáo viên và hơn 500 trẻ theo các nhóm tuổi, nhà trường là địa chỉ tin cậy cho nhân dân trên địa bàn gửi gắm con em.

Nhờ hệ thống cơ sở vật chất đảm bảo, Nhà trường có điều kiện tập trung vào đổi mới hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ, với các chuyên đề và nội dung quan trọng như: Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm; Hỗ trợ cha mẹ chăm sóc, giáo dục trẻ có chất lượng…

“Có được cơ sở trường lớp với các điều kiện đảm bảo, tập thể cán bộ giáo viên nhà trường rất yên tâm và phấn khởi công tác, tập trung và hết lòng chăm lo cho các cháu. Sắp tới, chúng tôi sẽ tiếp tục cải tạo nâng cao chất lượng cảnh quan môi trường, đồng thời sẽ lên kế hoạch và đề nghị mở rộng diện tích, xây thêm dãy nhà học, đáp ứng tốt nhất nhu cầu của con em trên địa bàn” - cô giáo Bùi Thị Toàn, Hiệu trưởng nhà trường cho biết.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tên lửa đạn đạo phi hạt nhân mới “Oreshnik” của Nga

'Mục tiêu nóng' đang chờ Oreshnik?

GD&TĐ -Nga được cho là đã biên soạn một danh sách các địa điểm quân sự quan trọng của Kiev sẽ bị nhắm mục tiêu trong giai đoạn tiếp theo của cuộc xung đột.