Phòng tránh hiệu quả những căn bệnh “đến hẹn lại lên” khi giao mùa

GD&TĐ - Giao mùa là thời điểm xuất hiện rất nhiều các căn bệnh về đường hô hấp, bệnh ngoài da, thậm chí các căn bệnh về xương khớp… dai dẳng, khó chữa là nỗi ám ảnh và gây khó khăn không nhỏ đến cuộc sống hàng ngày của mỗi chúng ta.

Đau nhức xương khớp, lạnh tay chân là những căn bệnh phổ biến khi thời tiết giao mùa
Đau nhức xương khớp, lạnh tay chân là những căn bệnh phổ biến khi thời tiết giao mùa

Cùng “điểm danh” một số bệnh thường gặp khi thời tiết bắt đầu chuyển từ hè sang thu và từ thu sang đông để biết cách đề phòng và bảo vệ sức khỏe tốt nhất.

Cảm cúm

Những cơn hắt hơi, sổ mũi liên tục là điều thường thấy mỗi khi thời tiết thay đổi. Và thậm chí là trở nặng hơn khi giao mùa, đó có thể là ho, cảm lạnh, nghẹt mũi hay là là đau nhức. Điều này gây phiền toái không nhỏ cho mọi người đặc biệt là trẻ em vì có thể gây sốt đến nhiệt độ cao.

Những ngày này, chúng ta nên chủ động giữ ấm cơ thể, đặc biệt là nên uống nước ấm với những ai nhạy cảm với thời tiết này. Cảm cúm khiến sức đề kháng giảm sút, nên ăn đủ chất đặc biệt là các thực phẩm, gia vị có tính ấm như: Gừng, tỏi, mật ong, các loại thịt (thịt bò, thịt gà)… Rửa tay sạch để tránh virus cúm lây lan và bệnh nặng thêm.

Dị ứng da

Đây là căn bệnh thường gặp với da nhạy cảm, do thời tiết giao mùa thay đổi lớn về nhiệt độ, độ ẩm. Chính vì vậy da thường có các dấu hiệu như mẩn ngứa, sưng phù, bong da (do độ ẩm không khí).

Đối với những ai mắc bệnh này thì nên giữ cho da luôn sạch sẽ, tránh tiếp xúc với hóa chất ô nhiễm, ăn đầy đủ dinh dưỡng, lựa chọn những mĩ phẩm và thuốc bôi ngoài da phù hợp theo chỉ định của bác sĩ. Với làn da có dấu hiệu bong tróc kèm theo ngứa đây là thường hợp do thiếu độ ẩm một vài lưu ý nhỏ đó là không nên tắm nước quá nóng điều này sẽ rửa trôi lớp dầu từ nhiên của da.

Lạnh tay chân

Lạnh tay chân, có khi nằm chăn ấm và đã đi tất chân những cũng không thể ấm, đây là căn bệnh phổ biến với rất nhiều người trong số chúng ta và đặc biệt là người cao tuổi. Nguyên nhân là do khí huyết lưu thông kém vào những ngày nhiệt độ giảm. Sự lạnh cứng kèm theo đó là căng và ngứa thì chúng ta nên lưu ý chế độ dinh dưỡng và giữ ấm.

Trước khi đi ngủ, ta có thể ngâm chân với nước muối gừng ấm tầm 10-15 phút, kết hợp đó là xoa bóp nhẹ nhàng sẽ giúp lưu thông khí huyết tốt hơn.

Đau nhức xương khớp

Những tiếng kêu lục khục mỗi khi di chuyển, hay những cơn đau của khớp chân khi cọ xát vào nhau khiến bạn cảm thấy đau nhức và khó chịu. Các vùng thường đau nhức như khớp cổ, khớp tay, vùng đầu gối… “Những cơn đau như khóc” được đó là những từ miêu tả về căn bệnh này.

Bạn nên chú ý dinh dưỡng, giữ ấm và chế độ vận động. Nên tránh những món chiên, xào, đồ ăn nhanh, các đồ uống có cồn, hạn chế lượng đừng và nên dùng dầu được tinh chế từ thực vật (dầu gạo, dàu đậu nành…). Tránh để ngấm mưa hay quá lạnh đến các khớp.

Chú ý xoa bóp nhẹ làm nóng khớp. Trước khi ra khỏi giường nên vận động nhẹ nhàng để khởi động các nhóm cơ vì thời tiết lạnh làm cho các gân, cơ bị co rút. Bên cạnh đó, nên duy trì những bài tập phù hợp với sức khỏe và độ tuổi để duy trì sự vận động làm ấm cơ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ