Phòng thí nghiệm dưới biển

Phòng thí nghiệm dưới biển có tên là Proteus, sẽ là cơ sở nghiên cứu, phục vụ các nhà khoa học trên toàn thế giới. Tính phức tạp của dự án này có thể được so sánh với việc xây dựng Trạm Vũ trụ quốc tế.

Nơi xây dựng phòng thí nghiệm dưới biển có nhiều ưu điểm. Hệ động vật dưới biển thường thay đổi đặc tính của mình sau khi bị đưa ra khỏi nước biển. Nghiên cứu các loài động vật dưới biển có thể mang lại dữ liệu chính xác hơn cho các nhà khoa học. Vấn đề thích nghi của cơ thể người trong quá trình lặn biển cũng được loại trừ. Phòng thí nghiệm Proteus có thể trở thành trạm trung chuyển dành cho tàu ngầm hoặc thiết bị lặn tự động trước khi thám hiểm các khu vực sâu hơn dưới đại dương.

Hiện tại phòng thí nghiệm đang ở trong quá trình kiết xuất đồ họa (kiến tạo hình ảnh từ mô hình). Đó là một tòa nhà gồm 2 tầng hình trụ, dựa trên nhiều cột lớn. Tòa nhà sẽ được xây dựng bằng kim loại bền vững và vật liệu composite. Bên trong phòng thí nghiệm có đường ống đặc biệt, liên kết 2 tầng; nhờ vậy các nhà khoa học có thể thoải mái đi dạo theo đường ống. Điều thú vị là toàn bộ công trình có thể mở rộng thêm trong quá trình xây dựng.

Độ cao của công trình cũng đóng vai trò thiết thực. Phòng thí nghiệm chỉ bao gồm 2 tầng – đó là bởi tầng thứ ba, nếu có, sẽ ở trong khu vực có áp suất khác. Sự chênh lệch áp suất có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến các nhà khoa học làm việc bên trong tòa nhà.

Toàn bộ cấu trúc sẽ được lắp đặt dưới biển Caribe, gần khu vực đảo Curacao. Chi phí xây dựng ước tính là 135 triệu USD. Sự phức tạp trong xây dựng phòng thí nghiệm dưới biển có thể được so sánh với việc lắp ráp Trạm Vũ trụ quốc tế ISS trên quỹ đạo.

Nếu tất cả diễn ra thuận lợi, công trình của Fabien Cousteau sẽ là phòng thí nghiệm dưới nước thứ hai trên thế giới. Phòng thí nghiệm dưới nước đầu tiên, tên là Aquarius, được khánh thành năm 1986 ở dưới độ sâu 19 mét, gần bờ biển Florida (Mỹ).

Theo Nauka

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh đội nắng ra về sau buổi thi đánh giá năng lực ở Đại học Quốc gia TP HCM ngày 7/4. Ảnh minh họa: VNUHCM

'Hạ nhiệt' cho sĩ tử

GD&TĐ - Nắng nóng kéo dài những ngày qua đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập của học sinh các địa phương.
Đối tượng Nguyễn Minh Trường thời điểm bị bắt giữ và tang vật.

Triệt phá 'lô cốt' ma túy

GD&TĐ - “Bà trùm” chia nhỏ ma túy, giao cho “chân rết” là những “quái xế” vận chuyển bằng xe máy với tốc độ cao nhằm hạn chế giám sát của lực lượng chức năng.