Phòng học dư thừa, trẻ mẫu giáo vẫn không được đi học

GD&TĐ - Phòng học dư thừa, nhu cầu đi học của con em địa phương còn rất lớn nhưng trẻ em lại không được đến trường vì không có giáo viên giảng dạy. Nghịch lý đáng buồn đang diễn ra tại các trường mẫu giáo trên địa bàn các xã thuộc huyện Núi Thành (Quảng Nam).

Phòng học dư thừa, trẻ mẫu giáo vẫn không được đi học
Phòng học dư thừa, trẻ mẫu giáo vẫn không được đi học ảnh 1Phòng học dư thừa, trẻ mẫu giáo vẫn không được đi học ảnh 2Phòng học dư thừa, trẻ mẫu giáo vẫn không được đi học ảnh 3Phòng học dư thừa, trẻ mẫu giáo vẫn không được đi học ảnh 4Phòng học dư thừa, trẻ mẫu giáo vẫn không được đi học ảnh 5

 Tình trạng thiếu giáo viên đã gây ra tình trạng bất cập này làm cho các trường mẫu giáo trên địa bàn huyện Núi Thành hết sức lo lắng, trăn trở. 

Người dân bức xúc, trường học lo lắng

Một điều thực sự đáng quan tâm là thực trạng này không chỉ diễn ra ở một vài địa phương mà xảy ra ở nhiều xã trên địa bàn của huyện Núi Thành, khiến người dân vô cùng bức xúc, nhà trường thì tỏ ra vô cùng lo lắng.

Theo ông Trần Thanh Xuân – Chủ tịch UBND xã Tam Xuân 2, thời gian qua, nhất là thời điểm chuẩn bị vào năm học mới 2016-2017, vấn đề này bà con nhân dân địa phương liên tục phản ánh, kiến nghị với chính quyền địa phương xã Tam Xuân 2 nhằm tìm cách giải quyết tạo điều kiện cho con em được đến trường, được hưởng quyền lợi học tập chính đáng của trẻ em. Tuy nhiên, chính quyền địa phương không thể giải quyết được vì vượt quá quyền hạn của mình.

Ông Xuân cho biết: Ngay sau khi tiếp nhận thông tin phản ánh của bà con nhân dân, UBND xã Tam Xuân 2 đã tổ chức ngay cuộc họp, làm việc với Trường mẫu giáo Trúc Đào để nắm rõ tình hình.

Qua đó, vấn đề trưởng học dư thừa phòng học, nhu cầu học tập của con em địa phương còn rất lớp nhưng các cháu trong độ tuổi ra lớp mẫu giáo vẫn không được nhập học là có thật.

Nguyên nhân của vấn đề là do không có giáo viên giảng dạy. Chính quyền xã Tam Xuân 2 cũng cảm thấy rất bức xúc nên đã kiến nghị với UBND huyện Núi Thành tìm cách giải quyết nhằm tạo điều kiện cho con em trong độ tuổi mẫu giáo được ra lớp và được hưởng quyền lợi chính đáng của mình.

Ông Nguyễn Tấn Đông – Phó Chủ tịch UBND - cho biết thêm: Năm học 2016-2017, trên địa bàn xã Tam Xuân 2 có khoảng 550 trẻ trong độ tuổi mẫu giáo (3-5 tuổi), tuy nhiên, chỉ tiêu tuyển sinh mà phòng GD&ĐT huyện Núi Thành cho phép Trường mẫu giáo Trúc Đào là 10 lớp, vì vậy số lượng trẻ không được ra lớp còn rất lớn, với gần 200 em.

Chúng tôi thật sự tỏ ra rất băn khoăn vì không biết chắc chắn các cháu sẽ đi học ở đâu? Trong khi đó, phòng học được đầu tư xây dựng hàng tỷ đồng lại bỏ không như thế.

Theo cô giáo Trương Thị Kim Lan – Hiệu trưởng Trường mẫu giáo Trúc Đào (xã Tam Xuân 2), mặc dù Phòng GD&ĐT giao chỉ tiêu tuyển sinh 10 với số lượng sĩ số học sinh/lớp theo điều lệ trường mầm non, nhưng để tạo điều kiện học tập cho con em địa phương, nhà trường buộc phải tiếp nhận thêm trẻ vào lớp, hiện nay số lượng đều vượt trên 40 trẻ/lớp.

Theo đó, nhà trường đã tính đến phương án cho các cá nhân mượn phòng học dư thừa để mở các nhóm trẻ tư thục. Tuy nhiên, làm như vậy thì ảnh hưởng đến quyền lợi trẻ và người dân, vì tất cả các trẻ đều là con em trên cùng một địa bàn và sẽ càng gây bức xúc cho phụ huynh.

Ngịch lý chưa được giải quyết

Thực trạng này không chỉ xảy ra tại Trường mẫu giáo Trúc Đào (xã Tam Xuân 2), mà còn diễn ra tại nhiều trường mẫu giáo khác trên địa bàn huyện Núi Thành như: Trường MG Ánh Dương (xã Tam Hòa), MG Hướng Dương (xã Tam Mỹ Đông), MG Hoa Hồng (xã Tam Mỹ Tây)…

Theo bà Huỳnh Thị Hồng Kiều – Chuyên viên phụ trách bậc học mầm non (phòng GD&ĐT huyện Núi Thành), việc tỷ lệ sinh tự nhiên tăng cao tạo nên áp lực dân số, cùng với số lượng giáo viên nghỉ hưu đã gây ra thực trạng này. Tuy nhiên, nguyên nhân cơ bản nhất là do huyện Núi Thành không còn có thẩm quyền xét tuyển, hợp đồng giáo viên như trước đây.

Chính vì vậy mà gây ra thực trạng, có trường, có lớp những trẻ trong độ tuổi mẫu giáo không được đến trường xảy ra rất nhiều ở các xã trên toàn huyện.

Bà Kiều cho biết thêm: “Vấn đề này lãnh đạo Huyện ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân đều biết và nắm rõ; tuy nhiên, chỉ có cấp tỉnh Quảng Nam mới có thẩm quyền giải quyết được”.

Nhằm kịp thời giải quyết vấn đề này, Phòng GD&ĐT huyện Núi Thành đã trao đổi, kiến nghị với lãnh đạo Sở GD&ĐT Quảng Nam tại hội nghị Tổng kết năm học 2015-2016 và triển khai phương hướng nhiệm vụ năm học 2016-2017 cấp học mầm non tỉnh Quảng Nam vừa mới tổ chức.

Khi nghe thông tin này, ông Hà Thanh Quốc – Giám đốc Sở GD&ĐT Quảng Nam - tỏ ra bất ngờ và xem đây là chuyện lạ, vì từ trước đến nay chưa từng xảy ra thực trạng bất cập này. Ông Quốc cho biết, sẽ có buổi làm việc với chính quyền và ngành GD&ĐT huyện Núi Thành.

Trong khi đó, năm học 2016-2017 đã cận kề mà vấn đề vẫn chưa được giải quyết, khiến cho đội ngũ cán bô, giáo viên các trường học, cũng như chính quyền địa phương các xã tỏ ra vô cùng lo lắng, vì không biết vấn đề bất cập này đến khi nào mới giải quyết được.

Hiện nay, toàn huyện Núi Thành có tất cả 18 trường mẫu giáo phân bố trên địa bàn 17 xã. Theo đó, năm học mới này sẽ có hàng trăm trẻ trong độ tuổi mẫu giáo không thể đến trường vì không có giáo viên giảng dạy, trong khi đó số lượng phòng học ở các trường mẫu giáo thì dư thừa.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.