Phòng chống trẻ đuối nước - địa phương không thể thờ ơ!

GD&TĐ - Liên tiếp các thông tin về tai nạn đuối nước cướp đi sinh mạng của nhiều trẻ em trên khắp miền đất nước. Những thống kê chưa đầy đủ được đưa tin trên tryền thông đã khiến chúng ta giật mình và đau lòng vì con số thương vong đáng báo động.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Vậy, cách nào để hạn chế tối đa các vụ đuối nước thương tâm mỗi năm cướp đi sinh mạng của hàng trăm trẻ nhỏ, để lại nỗi đau khôn nguôn cho các gia đình?

Cần sự vào cuộc đồng bộ

Hiện nay, thực hiện chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, ngành giáo dục nhiều địa phương đã chú trọng việc "xóa mù bơi" cho học sinh bằng nhiều biện pháp khác nhau, trong đó có việc tăng cường các lớp học bơi vào dịp hè, phổ biến kiến thức về tai nạn đuối nước cho học sinh.

Tuy nhiên, chỉ nỗ lực của nhà trường sẽ không đủ để kiềm chế gia tăng các vụ đuối nước thương tâm. Cần có sự vào cuộc đồng bộ của các tổ chức, chính quyền địa phương và ý thức của các bậc phụ huynh.

Vụ đuối nước để lại hậu quả vô cùng đau xót mới nhất tại Hòa Bình, cướp đi sinh mạng 8 học sinh là bài học cảnh tỉnh sâu sắc cho câu chuyện này.

Theo những người dân sống gần khu vực xảy ra tai nạn, đoạn sông nơi 8 học sinh gặp nạn là khúc cua của sông Đà, rộng chừng 600 mét, cách thủy điện Hòa Bình khoảng 2 km.

Dòng nước ở đây được dân bản địa đánh giá "chảy không xiết" nhưng có một hố sâu, nước xoáy mạnh. Đoạn sông này năm nào cũng có người đuối nước nên chính quyền địa phương đã cắm biển cảnh báo và cấm bơi lội. Tuy nhiên thời gian gần đây, nước lũ đã cuốn trôi tấm biển và chưa được cắm lại.

Như vậy, để góp phần hạn chế tai nạn đuối nước, đặc biệt đối với trẻ em, các địa phương cần lưu ý quây rào, cắm biến cảnh báo, biển cấm tại các khu vực ao hồ nguy hiểm.

Mùa hè sắp đến, tại mỗi gia đình, các bậc phụ huynh cần phải chú trọng đến các biện pháp phòng tránh tai nạn đuối nước cho trẻ em, trong đó nên quan tâm dạy cho con kỹ năng bơi lội và tuân thủ những cảnh báo để tránh rủi ro.

Trẻ nhỏ rất hiếu động và thích khám phá. Hãy đảm bảo trẻ bơi lôi trong tầm mắt người lớn để đảm bảo an toàn.

Một số lưu ý phòng chống tai nạn đuối nước

Đối với trẻ em thành phố cần trang bị cho các em kỹ năng bơi lội, các kỹ năng cần thiết khi gặp đuối nước và cách cấp cứu những người bị đuối nước.

Với đồng bào trong vùng thiên tai lũ lụt, cần sơ tán theo hướng dẫn của chính quyền địa phương trước khi lũ lụt xảy ra. Người già và trẻ em phải có người lớn trông coi quản lý. Mọi người không tự ý bơi lội ra dòng nước lũ vì có thể bị nước cuốn trôi.

Nếu trẻ em đi học bằng ghe, thuyền bắt buộc phải có phao cứu sinh hoặc có người lớn đưa đi kèm. Học sinh cần được dạy bơi lội và kỹ thuật sơ cấp cứu để biết tự cứu mình, cứu bạn khi bị đuối nước. Bể nước, cống rãnh, miệng giếng... phải có nắp đậy an toàn.

Trẻ em tắm biển, tắm sông nên mặc áo phao và phải có cha mẹ, người lớn trông coi. Những nơi thường xảy ra tai nạn, cần phải thành lập đội cứu hộ và các phương tiện cần thiết để cấp cứu. Đặt các biển báo nguy hiểm tại các bãi tắm biển, tắm sông.

Khi đi du lịch ở các vùng sông nước các bậc phụ huynh cần chuẩn bị các phao cứu sinh để lường trước những tình huống xấu nhất có thể xảy ra.

Đuối nước là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trẻ em, chiếm 48,8%. Tỷ lệ chết đuối ở trẻ em nước ta cao gấp 10 lần các nước phát triển. 70% trẻ chết đuối và suýt chết đuối ở lứa tuổi dưới 15. Có 53% các trường hợp chết đuối xảy ra khi trẻ em chơi gần ao hồ, sông suối, kênh mương không có sự bảo vệ của người lớn.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh lớp 12 đăng ký phương thức xét tuyển sớm của Trường Đại học Công Thương TPHCM, tháng 4/2024. Ảnh: Mạnh Tùng

Điểm cao chẳng thể chủ quan

GD&TĐ - Dù đạt điểm cao ở các kỳ thi đánh giá năng lực, thí sinh vẫn cần tập trung tốt cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT, đồng thời đăng ký nguyện vọng hiệu quả nhất.
Minh họa/INT.

Khi trách nhiệm… 'mơ màng'!

GD&TĐ - Trước khi mọi việc đi quá xa thì cần nghĩ đến đường dài cho nhạc hội bằng sự lắng nghe, cầu thị và tôn trọng khán giả.
Kết quả thi GCSE tại Anh sẽ tiếp tục giảm do ảnh hưởng từ việc đóng cửa trường học thời Covid-19.

Covid-19 vẫn 'đeo bám' học sinh Anh

GD&TĐ - Nghiên cứu do Quỹ Nuffield, quỹ từ thiện của Anh, tài trợ, dự đoán điểm số các môn thi chính trong kỳ thi GCSE sẽ giảm đến năm 2030.