Phim Hollywood “dọa” khán giả bằng cách nào?

GD&TĐ - Gần đây, các bộ phim "ăn theo" truyện tranh, đua xe và khoa học giả tưởng đã ngoi lên mạnh mẽ tại các rạp chiếu, nhưng thể loại kinh dị chưa bao giờ xuống sức. Để tạo nên những cảnh phim đáng sợ và ám ảnh người xem, thủ thuật tạo cảm giác kinh dị nào đã được các đạo diễn áp dụng?

Khi đến rạp, khán giả được trang bị dụng cụ đặc biệt và họ sẽ không biết điều gì xảy đến với mình tại ghế ngồi, đó là cách khán giả có thể tác động vào nội dung phim.
Khi đến rạp, khán giả được trang bị dụng cụ đặc biệt và họ sẽ không biết điều gì xảy đến với mình tại ghế ngồi, đó là cách khán giả có thể tác động vào nội dung phim.

Khán giả tác động vào nội dung phim

Nhiều nhà làm phim cho rằng khán giả mới, thế hệ mới nên cách xem phim kinh dị cũng thay đổi. Họ không thể đi theo lối mòn của truyền thống. Ai hiểu được yêu cầu này người đó sẽ thắng. Khán giả trẻ hiện nay thích được tương tác.

Thời kỳ ngồi yên xem những bộ phim kinh dị như "Frankenstein" hay "Dracula" đã qua, chúng không còn làm cho khán giả sợ nữa. Oscar Blustin, đồng biên kịch và đồng đạo diễn "The Soulless Ones" cũng đồng ý với quan điểm trên. Những bộ phim đứng tim như "Punchdrunk" và "You Me Bum Bum Train" cho phép khán giả tác động vào nội dung chứ không chỉ ngồi xem thụ động.

“Kinh dị là thể loại phim dễ thích nghi nhất với các rạp chiếu phim tương tác giữa khán giả và câu chuyện trong phim. Những cái đụng chạm hay xuất hiện bất ngờ gần mặt sẽ tạo ra hiệu quả rất lớn ở thể loại này” – Oscar nói.

Có thể nói, "The Soulless Ones" - một thể nghiệm hoàn toàn mới mẻ của thể loại kinh dị sẽ chiếu tại nhà hát tương tác Hoxton Hall ở London đến 31/10, sẽ mang đến sự hồi hộp thú vị cho khán giả. Khi đến rạp, họ sẽ được trang bị dụng cụ đặc biệt và họ sẽ không biết điều gì xảy đến với mình tại ghế ngồi.

Khai thác nỗi sợ một cách sống động

Nỗi sợ hãi kinh điển của con người có lẽ là bóng đêm, bởi mọi thứ rùng rợn, kinh khủng và chết người đều xảy ra trong bóng đêm, các nhà làm phim Hollywood biết rõ điều này.

Nỗi sợ hãi kinh điển của con người có lẽ là bóng đêm, bởi mọi thứ rùng rợn, kinh khủng và chết người đều xảy ra trong bóng đêm, các nhà làm phim Hollywood biết rõ điều này.

Gần đây có nhiều chủ đề được Hollywood khai thác khiến khán giả sợ hãi "rúm ró" trên màn ảnh. Sau khi "khai thác" chán chê đề tài ma quỷ, hồn ma… Hollywood cũng đã bắt đầu chú ý nhiều hơn đến dòng kinh dị tâm lý – nơi mà nỗi sợ được tạo ra từ chính tinh thần của con người. Không có gì đáng sợ hơn tâm lý của chúng ta. Từ tâm lý biến thái, bệnh hoạn cho đến chứng đa nhân...

Nỗi sợ hãi tiếp theo có lẽ là bóng đêm, bởi mọi thứ rùng rợn, kinh khủng và chết người đều xảy ra trong bóng đêm. Con người sợ những gì mà họ không biết rõ. Vậy nên khi bóng đêm phủ xuống, không ánh đèn hay đốm lửa kề bên, thì tâm lý của chúng ta sẽ ngay lập tức tạo ra những ảo ảnh đáng sợ. Hơn ai hết, các nhà làm phim Hollywood nắm rõ điều này.

Trên thực tế, số người chết vì cá mập mỗi năm chỉ đếm trên đầu ngón tay, ít hơn cả số người bị voi giết (20 người/năm). Và khi loài người thoải mái hạ sát khoảng 100.000 cá mập mỗi năm chỉ để lấy những chiếc vây nhỏ xíu đầy dinh dưỡng, thì trên màn ảnh, chúng ta cứ làm ra vẻ như mình mới là nạn nhân khốn khổ.

Điều đáng sợ nhất là khi bạn không hề biết được chuyện gì xảy ra, giống như con cá mập ẩn mình dưới mặt nước và ở nơi bạn không thể nhìn thấy. Thế nên đó là lý do tại sao, khi thực hiện những phim kinh dị liên quan đến nước thì cá mập luôn là ứng cử viên phản diện đầu tiên và nguy hiểm nhất.

"Rừng sâu nước độc" là một nhánh trong nỗi sợ chung của con người, đó là sợ hãi những gì mà bản thân chúng ta không hề biết rõ. Trong các phim kinh dị, rừng không chỉ là nơi trú ngụ của các thế lực siêu nhiêu mà còn là "nhà" của những kẻ giết người hàng loạt. Giống như mẹ của cô bé Quàng khăn đỏ vẫn hay dặn dò con: "Hãy đi thẳng, đừng la cà trong rừng mà bị sói ăn thịt!" nhưng nào có ai thèm nghe.

Nếu ở ngoài đời, chúng ta rất thích vào những khu nhà ma ám để thử thách bản thân. Thì ngay trên màn ảnh, các nhà làm phim cũng không ngần ngại đưa ra những ngôi nhà kinh dị tới chết người. Chưa kể, số lượng các ngôi nhà ma ám có thật ngoài đời cũng là nguồn tư liệu dư dả cho các biên kịch Hollywood.

Gần đây, truyền thông đã góp phần khiến cho hình ảnh phù thủy trở nên đáng sợ khi biến chúng thành kẻ phản diện trong rất nhiều phim kinh dị kinh điển. Phù thủy thường được mô tả là những kẻ kỳ dị và sống trong những nơi ẩm thấp, tối tăm để bào chế độc dược. Bên cạnh việc bị coi là sứ giả của quỷ dữ, việc đa số phù thủy đều là phụ nữ được nhiều nhà khoa học, sử học kết luận là do tư tưởng "e sợ trước sức mạnh nữ quyền" tạo ra.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa.

Xóa định kiến

GD&TĐ - Xóa bỏ định kiến về giới tính trong lựa chọn ngành, trường học, nghề nghiệp là vấn đề đặt ra nhiều năm nay và đã có những chuyển biến tích cực.