Philippines: Gia tăng giáo viên dạy không đúng chuyên ngành

GD&TĐ - Theo báo cáo mới của Ủy ban Giáo dục Phillippines, 62% giáo viên trung học công lập nước này đang dạy các môn học không đúng chuyên ngành đào tạo.

Thiếu hụt giáo viên tại Philippines ảnh hưởng tới chất lượng giảng dạy.
Thiếu hụt giáo viên tại Philippines ảnh hưởng tới chất lượng giảng dạy.

Điều này đặt ra những thách thức nghiêm trọng về chất lượng giáo dục của đất nước.

Nghiên cứu sử dụng dữ liệu thông tin của 700 nghìn giáo viên thuộc quản lý của Bộ Giáo dục. Ông Karol Yee, Giám đốc điều hành Ủy ban Giáo dục Quốc hội thứ hai (EDCOM 2), cho biết: “Chúng tôi quan ngại sâu sắc về trình độ giảng dạy của các giáo viên đang dạy không đúng chuyên ngành. Đặc biệt, gần một nửa số giáo viên khoa học không có chuyên môn trong lĩnh vực này”.

Bà France Castro - đại diện Công đoàn Giáo viên Philippines, bày tỏ lo lắng: “Việc giáo viên phải dạy những môn học mà họ không được đào tạo bài bản đang trở nên phổ biến. Giáo viên chỉ đang làm theo yêu cầu mà không thực sự có kỹ năng giảng dạy hiệu quả, ảnh hưởng đến chất lượng lớp học”.

Nguyên nhân của vấn đề trên là do Philippines thiếu giáo viên đứng lớp. Tình trạng trên là giải pháp thay thế ngắn hạn nhưng đặt ra câu hỏi lớn về khả năng truyền đạt kiến thức cho học sinh, đặc biệt là trong các môn học đòi hỏi tư duy logic và phân tích.

Các chuyên gia khuyến nghị, để cải thiện tình hình giáo dục, chính phủ Philippines cần đầu tư mạnh mẽ hơn vào việc đào tạo và phát triển đội ngũ giáo viên, đồng thời cung cấp các cơ hội bồi dưỡng chuyên môn và cải thiện chế độ đãi ngộ. Chỉ khi giáo viên được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng, học sinh mới có thể đạt kết quả học tập tốt hơn.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.