Phiên thảo luận tâm huyết vấn đề lớn của Giáo dục trong ngày Nhà giáo Việt Nam

GD&TĐ - Sáng nay (20/11), theo chương trình làm việc của phiên họp Quốc hội thảo luận về Đề án đổi mới chương trình - SGK giáo dục phổ thông, có 17 đại biểu nêu ý kiến về Đề án đổi mới chương trình – SGK giáo dục phổ thông do Chính phủ trình Quốc hội. 

Các đại biểu Quốc hội lắng nghe tổng kết phiên họp sáng 20/11
Các đại biểu Quốc hội lắng nghe tổng kết phiên họp sáng 20/11

Sau khi nghe các đại biểu và tổng hợp từ các ý kiến, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận đã báo cáo trước Quốc hội những vấn đề liên quan đến Đề án đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông (Xem chi tiết TẠI ĐÂY)

Nhiều đại biểu tâm đắc, thảo luận một vấn đề lớn của giáo dục đúng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Quốc hội, của các vị đại biểu đối với sự nghiệp giáo dục của nước nhà.

Kết thúc phiên họp sáng nay, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng đã tổng hợp 8 nội dung liên quan đến Đề án đổi mới chương trình – SGK giáo dục phổ thông, gồm:

1Đa số các vị đại biểu thảo luận sáng nay đều nhất trí với chủ trương đổi mới chương trình – SGK giáo dục phổ thông.

2. Mục tiêu đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông là tập trung phát triển trí tuệ, thể chất để hình thành phẩm chất năng lực công dân, bồi dưỡng năng khiếu, giáo dục nghề nghiệp, chú trọng giáo dục lý tưởng, giáo dục lịch sử, truyền thống, đạo đức, lối sống, học tập ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành; Vận dụng kiến thức vào thực tiễn phát triển khả năng sáng tạo tự học và năng lực tự học tập suốt đời.

3. Về chương trình giáo dục phổ thông, cần bảo đảm tính kế thừa những thành tựu mà nền giáo dục Việt Nam đã đạt được trong những năm vừa qua, phát huy những giá trị tốt đẹp của văn hóa Việt Nam. 

Chương trình giáo dục phổ thông phải thực hiện thống nhất trong cả nước, được xây dựng tương ứng với từng giai đoạn, có lộ trình, đáp ứng việc trang bị tri thức phổ thông để đáp ứng yêu cầu phân luồng học sinh, vừa bảo đảm tiếp cận nghề nghiệp của học sinh.

4. Việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông và SGK phải theo hướng tinh gọn, hiện đại , thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, trình độ, nghề nghiệp để tăng khả năng thực hành và vận dụng kiến thức vào thực tiễn nhưng phải tránh chồng chéo, lãng phí. 

Do đó phải đổi mới phương pháp dạy và học, đa dạng hóa hình thức dạy và học có hiệu quả, áp dụng có hiệu quả phương tiện, công nghệ thông tin, tuyên truyền. Đặc biệt, cần có sự phối hợp, tăng trách nhiệm của gia đình với sự nghiệp giáo dục con cái.

5. Quốc hội nhất trí chủ trương sử dụng nhiều SGK. Bộ GD&ĐT tổ chức biên soạn một bộ SGK để chủ động kiểm soát được chất lượng trong khi thực hiện lộ trình đổi mới.

6. Quy định công khai quy trình thẩm định SGK, đề cao trách nhiệm của Hội đồng thẩm định vừa cẩn trọng, nghiêm túc, khoa học, chặt chẽ, công bằng nhưng phải công khai, minh bạch.

7. Việc đổi mới việc thi kiểm tra đánh giá chất lượng phải phù hợp với lộ trình thực hiện Đề án này, và phải kiên quyết thực hiện chống tiêu cực trong thi cử.

8. Đại biểu Quốc hội qua nhiều ý kiến phát biểu có đề nghị Chính phủ tiếp tục hoàn thiện đề án cụ thể về nhiệm vụ phát triển nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và chuẩn hóa cơ sở vật chất, chất lượng trường lớp, bảo đảm đồng bộ với việc đổi mới chương trình và SGK để nâng cao chất lượng giáo dục nước nhà.

Đặc biệt, vấn đề kinh phí do Ngân sách Nhà nước cấp và huy động từ xã hội, chú ý thực hiện đúng Luật Ngân sách của Nhà nước, có ưu tiên, hỗ trợ những vùng đặc biệt khó khăn, đối tượng đặc thù.

Ngoài ra, các vị đại biểu còn góp ý kiến hoàn thiện về hình thức, nội dung, câu chữ của Dự thảo Nghị quyết. 

Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng cho biết: Ủy ban Thường vụ Quốc hội trân trọng nghiêm túc tiếp thu các ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, sẽ chỉ đạo phối hợp với các cơ quan chủ trì thẩm tra cùng Ban soạn thảo chỉnh sửa Dự thảo Nghị quyết để trình Quốc hội xem xét thông qua vào cuối kỳ họp.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa: INT.

Truyện ngắn: Duyên muộn

GD&TĐ - Năm nay Túc đã ở hàng “băm”. Anh có “thâm niên” hơn 20 năm bươn chải nơi xứ người với nghề bán vé số dạo.

Du khách xếp hàng vào thăm quan Bắc Bộ phủ. Ảnh: Bình Thanh.

Trải nghiệm khó quên ở Bắc Bộ phủ

GD&TĐ - Lần đầu tiên di tích lịch sử cách mạng nổi tiếng Bắc Bộ phủ - Nhà khách Chính phủ mở cửa đón khách tham quan và đặc biệt thu hút sự quan tâm của công chúng.

Ảnh: Quốc Bình.

Củ cải khô

GD&TĐ - Sau bao nhiêu cái đợi thì mẹ mới rinh 20 kg củ cải về để thỏa niềm mong ngóng của mấy bố con.