Phiên chợ cuối cùng trong năm ở biên giới Việt - Lào

GD&TĐ - Chợ Na Mèo (xã Na Mèo, huyện biên giới Quan Sơn, Thanh Hóa) cách TP. Thanh Hóa hơn 200km về phía Tây. Chợ Na Mèo mỗi tuần chỉ họp một phiên vào ngày thứ Bảy. Người dân đến dự chợ Na Mèo rất đa dạng, trong đó có người Việt Nam, người Lào và cả du khách từ các nước khác.

Chợ cửa khẩu Quốc tế Na Mèo (Thanh Hóa).
Chợ cửa khẩu Quốc tế Na Mèo (Thanh Hóa).

Năm nay, phiên chợ Na Mèo cuối cùng trong năm đúng vào ngày 28 Tết Nguyên đán Kỷ Hợi. Vì vậy, chợ Na Mèo đông vui, nhộn nhịp khác thường hơn mọi phiên khác.

Bắt đầu từ chiều thứ Sáu, đồng bào các dân tộc Mông, Thái, Mường… từ khắp các nẻo đường, các bản làng xa xôi như Mùa Xuân, Xía Nọi, Ché Lầu…(thuộc các xã Na Mèo, Sơn Thủy, huyện Quan Sơn) lại vượt suối, băng dốc để xuống trung tâm bản Na Mèo để kịp dự phiên chợ cuối cùng của năm. Người và xe ở các huyện dưới xuôi và nước bạn Lào cũng tấp nập mang hàng hóa đến chợ.

Thiếu nữ miền xuôi tìm mua hàng mỹ phẩm tại chợ Na Mèo.
Thiếu nữ miền xuôi tìm mua hàng mỹ phẩm tại chợ Na Mèo. 

Trạm Hải quan cửa khẩu quốc tế Na Mèo bắt đầu mở cửa từ 6h30’ sáng, để đón những người dân từ Lào sang chợ mua bán và vui chơi. Trong phiên chợ xuân cuối cùng của năm, người đi chợ đông hơn, lượng hàng hóa phong phú, đa dạng hơn, tất cả đều mang đặc trưng riêng của mỗi dân tộc Việt - Lào: Từ những chiếc chiếu nhựa, quần áo, vải vóc, đến những con gà, con cá, tôm suối hay vài con dúi, con dơi... người dân bắt được ở rừng từ ngày hôm trước, tất cả đều được đưa đến chợ để bán.

Mặc dù hàng hóa không đa dạng, phong phú như dưới xuôi, nhưng người đến chợ thì rất đông. Dọc theo những quầy hàng trong chợ, những khách hàng người Việt cũng như người Lào mua bán tấp nập, trên gương mặt ai ai cũng rạng rỡ đến lạ kỳ.

Có lẽ vui nhất vẫn là đám trẻ nhỏ, cả đêm háo hức dậy sớm để theo bố mẹ đi chợ, để tha hồ ngắm nhìn những đồ chơi ngộ nghĩnh, lạ mắt và được diện những bộ quần áo mới mà bố mẹ vừa mới mua.

Ở chợ Na Mèo, người ta có thể sử dụng cùng một lúc hai loại tiền: Việt Nam đồng, tiền kíp Lào và cả Đô la Mỹ.

Du khách nước ngoài đến chợ Na Mèo
Du khách nước ngoài đến chợ Na Mèo 

Chợ Na Mèo không đơn thuần là nơi mua bán, trao đổi hàng hóa mà còn là nơi giao lưu, nơi thanh niên nam nữ từ các bản làng xa xôi hẹn hò, tìm bạn. Đến giữa buổi trưa, chợ vãn, hầu như ai cũng đã tìm mua cho mình những đồ cần thiết và chuẩn bị ra về.

Người ở bản xa thì nhanh chân về sớm cho kịp về nhà trước khi trời tối, người ở gần thì dùng dằng như muốn níu giữ thời gian để cho phiên chợ được lâu hơn, cho niềm vui được trọn vẹn hơn. Những cái bắt tay thật chặt, họ hẹn nhau ở phiên chợ đầu xuân năm sau.

Được biết, chợ Na Mèo được hoạt động từ cuối năm 1989. Ban đầu, chợ Nam Mèo chỉ là một khu chợ nhỏ lẻ của đồng bào dân tộc Thái, xã Na Mèo, huyện Quan Sơn.

Sau đó, cửa khẩu Na Mèo được nâng cấp thành cửa khẩu Quốc tế, thì khu chợ được mở rộng, nâng cấp và giao thương nhiều mặt hàng hóa hơn giữa 2 nước Việt-Lào.

Dưới đây là một số hình ảnh do phóng viên ghi nhận tại chợ Na Mèo ngày cuối năm.

Hàng thổ cẩm của người Thái được bán ở chợ Na Mèo
 Hàng thổ cẩm của người Thái được bán ở chợ Na Mèo 
Một cặp vợ chồng người Lào đến chợ Na Mèo và thưởng thức món chân gà nướng.
Một cặp vợ chồng người Lào đến chợ Na Mèo và thưởng thức món chân gà nướng.
Thiếu nữ Lào đi chợ Na Mào.
Thiếu nữ Lào đi chợ Na Mào.
Các loại cá ở dưới xuôi cũng được đưa lên bán ở chợ Na Mèo.
Các loại cá ở dưới xuôi cũng được đưa lên bán ở chợ Na Mèo.
Đồ gia dụng được bày bán ở chợ.
Đồ gia dụng được bày bán ở chợ. 
Giỏ đựng cơm của người Lào được đan bằng cật vầu rất tinh xảo của đồng bào Thái ở huyện Quan Sơn đưa đến bán ở chợ Na Mèo.
Giỏ đựng cơm của người Lào được đan bằng cật vầu rất tinh xảo của đồng bào Thái ở huyện Quan Sơn đưa đến bán ở chợ Na Mèo. 
Chuột rừng cũng được người Lào đưa qua chợ Na Mèo bán cho khách.
Chuột rừng cũng được người Lào đưa qua chợ Na Mèo bán cho khách. 
...và cả những con dơi cũng được nướng bằng than rồi đem ra chợ.
...và cả những con dơi cũng được nướng bằng than rồi đem ra chợ. 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Giá của thi trên mạng

GD&TĐ - Một phụ huynh có con đang học tại Trường Tiểu học Ngô Quyền (Đà Nẵng) đã mất 55 triệu đồng vì đăng ký cho con dự cuộc thi viết chữ đẹp trên mạng.

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.