Phi công rơi từ độ cao hơn 6.000m không có dù, đâm thủng mái nhà vẫn sống

Một phi công trẻ đã lao tự do từ độ cao 6100 mét, húc đổ mái nhà ga, bất tỉnh nhân sự. Nhưng dường như có một phép màu làm anh bình an và sống tới 84 tuổi.

Phi công rơi từ độ cao hơn 6.000m không có dù, đâm thủng mái nhà vẫn sống

Ngày 3 tháng 1 năm 1943, có một trực thăng bị trúng bom làm gãy cánh mất thăng bằng và một anh phi công trẻ đã lao tự do từ độ cao 6100 mét, húc đổ mái nhà ga, bất tỉnh nhân sự.

Tưởng rằng chàng này sẽ mất mạng, nhưng dường như có một phép màu từ Thiên Chúa làm anh bình an và sống tới 84 tuổi.

Người ấy là ai và câu chuyện diễn biến thế nào?

Phi cong roi tu do cao hon 6.000m khong co du, dam thung mai nha van song - Anh 1

B-17 The 303 BG bay qua pháo phòng không hạng nặng.

Chiến tranh thế giới thứ 2 có sự tham gia số lượng lớn các máy bay ném bom đồng minh trên bầu trời Tây Âu và Thái Bình Dương, cũng không thiếu các trực thăng chiến đấu và thả pháo phòng không. Trong đó phải kể đến là các phi công trẻ tham gia vào những trận chiến khốc liệt và liều mình cho tổ quốc, họ chấp nhận rơi từ độ cao mấy ngàn mét xuống và đánh cược với tử thần khi gặp xui xẻo. Trong đó có một câu chuyện giật gân đã được kể lại như thế này:

Chuyện là một anh lính Mỹ tên là Sargeant Alan Magee đã bị một xạ thủ ném ra khỏi máy bay đang bốc cháy và rơi không dù ở độ cao 6100 mét. Xui xẻo cho Magee là anh không kịp thời trang bị dù bung.

Lúc này anh chỉ biết cầu xin Chúa hãy cứu lấy tính mạng mình trong chặng đường từ trên cao xuống mặt đất. “Tôi không muốn chết vì tôi chưa biết gì về cuộc sống” là lời kêu gọi gửi đến Đấng Toàn Năng của anh.

Sau đó anh bị bất tỉnh khi rơi qua mái nhà kính của các nhà ga đường sắt St Nazaire (Pháp).

Chúa đã để mắt đến hoàn cảnh éo le của chàng phi công trẻ và anh đã tỉnh lại trong trạm sơ cứu trước khi đưa tới bệnh viện. “Tôi mắc nợ các bác sĩ quân đội Đức”, Magee nói. “Ông ấy nói với tôi: chúng ta là những kẻ thù, nhưng là một bác sĩ, tôi phải làm hết trách nhiệm để cứu cánh tay của ông bạn”. Người bác sĩ mà Magee chưa kịp biết tên đã cứu lấy cánh tay anh và chăm sóc vết thương ở những vị trí khác vô cùng chu đáo.

Nói về Alan Magee, anh đã được sinh ra ở Plainfield, New Jersey, Hoa Kỳ là con út trong sáu người con. Ngay sau khi Trân Châu Cảng bị tấn công Magee gia nhập Quân đội Không quân Hoa Kỳ và được phân công là một xạ thủ bóng tháp pháo trên một máy bay ném bom B-17 (còn có biệt danh là "Snap! Crackle! Pop!).

Sgt. Magee, 24 tuổi, là một trong những có thâm niên của phi hành đoàn 10 người bay trên một máy bay ném bom có nickname là "Snap! Crackle! Pop! kia.

Ngày 03 tháng 1 1943, pháo đài bay B-17 đã bị ném bom, máy bay chiến đấu của Đức bắn hư một phần cánh phải chiếc Boeing này, làm máy bị mất cân bằng, xoay vòng vòng. Đây là nhiệm vụ thứ bảy của Magee. Anh nhào ra khỏi máy bay trong tinh thần mất tự chủ.

Phi cong roi tu do cao hon 6.000m khong co du, dam thung mai nha van song - Anh 2

Alan E. Magee trong tháp pháo bóng của một chiếc B-17 Flying Fortres (pháo đài nay B-17).

Magee đã bị thương trong cuộc tấn công nhưng để thoát khỏi chiếc máy bay hư hại và vừa mới vô tích sự này thì anh không còn sự lựa chọn nào khác là nhảy ra khỏi nó mà không có dù.

Theo một số tài liệu ghi chép lại, anh đã rơi hơn 1,2 mét trước khi húc đổ mái nhà kiếng của các nhà ga đường sắt St Nazaire. Theo một sự may mắn nào đó, nhà kính vỡ tan nhưng lại giảm nhẹ tác động của lực rơi, khiến Magee vẫn còn sống sót và được cứu hộ tìm thấy trên sàn của nhà ga.

Khi tỉnh lại, Magee nói với kẻ thù mình rằng: “Cám ơn Chúa, tôi còn sống”. Chấn thương của chàng phi công này gồm 28 vết thương do mảnh đạn để lại, phổi và thận không còn nguyên vẹn. Mũi và mắt bị rách nghiêm trọng. Gãy xương chân và hư mắt cá chân phải. Một cánh tay phải gần như phải cắt đi. Jenkins cho biết Đức đã quyết định rằng “bất cứ ai sống sót một cách kỳ diệu thì xứng đáng nhận được sự ưu ái đặc biệt.”

Với sự giúp đỡ tận tình của bác sĩ người Đức, Magee hoàn toàn bình phục. Jenkins (người cũng sống sót như Magee) nói với Magee rằng cả hai có thể xách ba lô và đi leo núi vô tư rồi, họ sắp bước vào một cuộc sống tốt hơn. “Có hai lính phòng không sống sót trong 75 người thiệt mạng, có bảy máy bay Mỹ bị phá hủy và 47 chiếc bị hư nặng trong ngày hôm đó”, ông nói.

Phi cong roi tu do cao hon 6.000m khong co du, dam thung mai nha van song - Anh 3

Các ga đường sắt của St. Nazaire, chủ yếu đã bị phá hủy trong một cuộc không kích tiếp theo vào năm 1944.

Năm 1945, chiến tranh giải phóng, Magee được nhận huân chương cho thành tích mình đã đóng góp và nhận được bằng phi công danh dự. Sau đó ông làm việc trong ngành hàng không với hàng loạt các vai trò. Ông nghỉ hưu vào năm 1979 và chuyển đến bắc New Mexico (Mỹ)

Phi cong roi tu do cao hon 6.000m khong co du, dam thung mai nha van song - Anh 4

Những phi hành đoàn cuối cùng tại chiếc máy bay có biệt danh là "Snap! Crackle! Pop". Đây là một chiếc máy bay ném bom hạng nặng được Lục quân Hoa Kỳ dùng vào cuối những năm 1930.

Phi cong roi tu do cao hon 6.000m khong co du, dam thung mai nha van song - Anh 5

Phi hành đoàn trước khi bị bắn ba tháng.

Ngày 03 tháng 1 năm 1993, người dân ở St Nazaire (Pháp) vinh dự cùng Magee và phi hành đoàn của chiếc máy bay bị ném bom năm xưa đã dựng một đài tưởng niệm cao 2 mét để tri ân những người đã ngã xuống. Về sau, Alan Magee mất ở tuổi 84 tại San Angelo, Texas (Hoa Kỳ) vào ngày 20 tháng 12 năm 2003 do đột quỵ và suy thận.

Một dị bản của câu chuyện phi công rơi không dù 6100 mét húc đổ mái nhà vẫn còn sống tới 84 tuổi là do được cứu bởi sóng xung dột của một quả bom nổ thông qua một trạm xe lửa có cửa kính. Người ta đã làm một cuộc thử nghiệm nhưng nó không theo dự tính ban đầu. Các chuyên gia kết luận rằng bất kỳ hiệu ứng đệm có ích từ một dạng sóng xung đột sẽ không thể chống lại thiệt hại từ các mảnh đạn vỡ.

Theo PNNews

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.