Phi công Ấn Độ tố bị quấy rối tinh thần ở Pakistan

GD&TĐ - Phi công Ấn Độ được chính quyền Pakistan thả ra như một “cử chỉ hòa bình” vài ngày sau khi anh bị bắt trong bối cảnh gia tăng căng thẳng giữa hai nước. 

Người dân Ấn Độ cầm ảnh của phi công Abhinandan Varthaman sau khi Pakistan tuyên bố sẽ thả phi công này
Người dân Ấn Độ cầm ảnh của phi công Abhinandan Varthaman sau khi Pakistan tuyên bố sẽ thả phi công này

Trước khi được thả, Pakistan công bố một đoạn video trong đó phi công Ấn Độ ca ngợi sự chuyên nghiệp của quân đội Pakistan. Tuy nhiên, Ấn Độ cho rằng video này đã bị “biên tập” và “chỉnh sửa” nhiều.

Abhinandan Varthaman – người vừa được thả sau khi chiếc MiG-21 bị bắn hạ tại Pakistan – đã nói với Không lực Ấn Độ rằng dù anh không bị bạo hành về thể xác trong thời gian bị giam cầm nhưng vẫn phải chịu “rất nhiều sự quấy rối tinh thần” – hãng tin ANI cho biết khi dẫn nguồn tin giấu tên.

Varthaman đã có khoảng 58 giờ bị giam giữ trước khi được thả vào 1/3 và trở về quê hương.

Trước khi phi công này trở về, Pakistan đã công bố một đoạn video trong đó Varthaman đã khen ngợi sự chuyên nghiệp của quân đội Pakistan.

Đoạn video trên đã gây phẫn nộ trong số các nhà báo và những người dùng phương tiện truyền thông ở Ấn Độ, họ cho rằng video đã bị “chỉnh sửa”, biên tập nặng nề đồng thời cáo buộc Islamabad cố gắng giấu những gì phi công này thực sự muốn nói.

Máy bay MiG-21 của Varthaman bị bắn hạ trong một cuộc đấu với máy bay của Không lực Pakistan với sự tham gia của một máy bay Ấn Độ khác. Không lực Ấn Độ nói rằng chiếc F-16 của Pakistan cũng bị bắn hạ nhưng Islamabad phủ nhận việc mất một máy bay.

Việc máy bay Ấn Độ bị bắn hạ diễn ra sau khi Ấn Độ tiến hành không kích nhằm vào các vị trí của nhóm khủng bố Jaish-e-Mohammed đóng tại Pakistan. Nhóm khủng bố này đã tấn công một đoàn xe của lực lượng an ninh Ấn Độ ngày 14/2 vừa qua khiến 40 quân nhân Ấn Độ thiệt mạng.
Theo Sputnik

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Gần một nửa học sinh Trường Tiểu học 2 xã Viên An đến trường bằng đò.

Lên đò theo đuổi sự học

GD&TĐ - Trường Tiểu học 2 xã Viên An, huyện Ngọc Hiển nằm cách TP Cà Mau hơn 100 km là một trong những ngôi trường khó khăn nhất tỉnh Cà Mau.
Cầu Hiền Lương nối đôi bờ Bến Hải. Ảnh: ITN

Nội sinh từ khát vọng

GD&TĐ - Đất nước mình có rất nhiều dòng sông! Nhưng chắc chắn, không một dòng sông nào phải chứng kiến nỗi đau chia cắt như dòng Bến Hải.