Phê duyệt đề án thu phí tham quan Cao nguyên đá Đồng Văn

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Nguồn kinh phí thu được dùng để chi cho việc bảo tồn, bảo vệ, xây dựng sản phẩm mới ở Cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.

Hoa tam giác mạch nở rộ trên Cao nguyên đá Đồng Văn.
Hoa tam giác mạch nở rộ trên Cao nguyên đá Đồng Văn.

Đề án thu phí tham quan Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn được UBND tỉnh Hà Giang phê duyệt tại quyết định số 2131/QĐ-UBND ngày 31/10.

Theo đó, phạm vi thu phí áp dụng trên địa bàn cả 4 huyện Cao nguyên đá gồm Đồng Văn, Yên Minh, Mèo Vạc và Quản Bạ và không bao gồm phí tham quan ở hang Lùng Khúy, Nhà Vương, cột cờ Lũng Cú.

Đối tượng áp dụng là khách du lịch đến Cao nguyên đá Đồng Văn, bao gồm tất cả các loại hình du lịch. Cụ thể như: Du lịch thăm thân, du lịch công vụ, du lịch chữa bệnh, du lịch kết hợp kinh doanh, du lịch nghiên cứu học tập, tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng, khám phá, thể thao, tôn giáo, lễ hội,...

Mức thu đề xuất đối với người lớn là 30.000 VNĐ/1 du khách/1 đêm; trẻ em là 15.000 VNĐ/1 du khách/1 đêm.

Các trường hợp được được miễn phí 100% như Bà mẹ Việt Nam anh hùng, người khuyết tật, người trên 70 tuổi, trẻ em dưới 6 tuổi. Một số khác được miễn 50% như cựu chiến binh, trẻ từ 6 đến 15 tuổi…

Theo ước tính, năm 2024 lượng khách đến Cao nguyên đá có thể thu vé là trên 1,78 triệu lượt khách. Với đề xuất thu 30.000VNĐ/1 đêm, tổng mức thu phí sẽ đạt trên 48 tỷ đồng.

Các đơn vị trực tiếp thu phí là các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú trên địa bàn vùng Công viên địa chất.

UBND các huyện, thị trấn, xã có trách nhiệm in ấn, phát hành vé. Đồng thời, tổ chức quản lý thu phí, cấp phát vé cho các cơ sở kinh doanh dịch vụ trên địa bàn mình quản lý.

Công viên địa chất cao nguyên đá Đồng Văn được thành lập vào tháng 9/2009, gồm bốn huyện là Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc với tổng diện tích tự nhiên khoảng 2.356 km2.

Tới năm 2010, cao nguyên đá Đồng Văn đã được UNESCO công nhận là công viên địa chất UNESCO đầu tiên ở Việt Nam.

Tin tiêu điểm

Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

Thế giới
GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.

Đừng bỏ lỡ