Theo PGS.TS Nguyễn Kim Sơn, Giám đốc ĐHQG Hà Nội: Chương trìnhKH&CN phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Bắc thực hiện nhiệm vụnghiên cứu chuyển giao, ứng dụng tổng hợp, liên ngành, hướng tới giải quyết cáccác vấn đề cấp bách của quốc gia tại địa phương vùng Tây Bắc theo tinh thần Nghịquyết số 37-NQ/TW Bộ Chính trị về "Phương hướng phát triển Kinh tế - Xã hộivà đảm bảo Quốc phòng, An ninh vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đến 2020" vàNghị quyết số 24-NQ/TW của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóaXI về Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảovệ môi trường.
Sau 7 năm triển khai thực hiện, Chương trình đã hoàn thành các mục tiêuđặt ra, đóng góp quan trọng vào việc xây dựng, điều chỉnh chiến lược, quy hoạchvà kế hoạch phát triển nhân lực, kinh tế, xã hội bền vững theo hướng bảo vệ môitrường, tài nguyên thiên nhiên, đảm bảo an ninh, quốc phòng vùng Tây Bắc.
Chương trình đã điều phối và thu hút 40 tổ chức và tổng số 600 nhà khoa họcđăng ký tham gia chủ trì thực hiện đề tài đến từ nhiều tổ chức KHCN trong cả nước.Có 200 tổ chức khoa học lớn tham gia phối hợp thực hiện, trong đó có 12 sởngành thuộc các tỉnh vùng Tây Bắc...
Tham luận tại Hội nghị, các đại biểu đã cùng nhìn lại những kết quả màchương trình đã đạt được, trao đổi rút kinh nghiệm đối với những việc còn có thểlàm tốt hơn và hướng tới giai đoạn triển khai mới trong thời gian tới. Đồng thờikhẳng định "Chương trình Tây Bắc" rất cần tiếp tục được triển khai, gópphần tạo nên một nền tảng, một đòn bẩy tri thức - công nghệ - văn hóa - xã hộimạnh mẽ cho chiến lược phát triển bao trùm, đáp ứng nguyện vọng tha thiết củanhân dân các dân tộc trong vùng và góp phần tư vấn tổng kết Nghị quyết37/NQ-TW, triển khai Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng nhằm đưa các chủ trương,chính sách mới giai đoạn 2020-2025 trên nền tảng đưa KH&CN vào cuộc sống.
Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình, cho rằng. Kết quả đạt được củaChương trình trong giai đoạn vừa qua cho thấy thực tiễn phát triển Tây Bắc đang đặt ra nhiềuvấn đề phức tạp. Đó là hiện tượng suy thoái và cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên,ô nhiễm môi trường do khai thác, sử dụng không hiệu quả tài nguyên, nhất là khoángsản; tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn cao nhất cả nước; chất lượng nguồn nhân lực còn ở mứcthấp…. Để tìm ra lờigiải tối ưu, hài hòa cho các bài toán phát triển trước mắt và lâu dài; để pháthuy tối đa các tiềm năng và lợi thế thìlựa chọn duy nhất là phát huy nguồn lực trí tuệ và nguồn lực con người, tức làdựa vào sức mạnh của khoa học, công nghệ và văn hóa.
Bộ trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc Anh kỳ vọng: Trongthời gian tới, việc tiếp tục triểnkhai các hoạt động nghiên cứu khoahọc, phát triển công nghệ sẽgóp phần tạo nên một nền tảng, một đòn bẩy tri thức - công nghệ - văn hóa - xãhội mạnh mẽ, góp phần quantrọng cho sự pháttriển bền vững vùng Tây Bắc, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân các dân tộc trongvùng.