Phát triển vắc xin nhỏ mũi phòng dịch Covid-19

GD&TĐ - Vắc xin qua đường mũi có thể là chiến lược hiệu quả nhất để ngăn ngừa nhiễm trùng về lâu dài vì chúng bảo vệ vi rút ở nơi cần thiết nhất: lớp niêm mạc của đường thở, nơi virus Corona tiếp cận ban đầu.

Ảnh: Istoke Photo.
Ảnh: Istoke Photo.

Hãng Bharat Biotech đang sản xuất một loại vắc xin Covid-19 có thể nhỏ vào mũi, không phải tiêm vào máu.

Các loại vắc xin hiện có sẵn tạo ra khả năng miễn dịch mạnh mẽ, lâu dài chống lại bệnh tật nặng - như một số nghiên cứu gần đây đã chỉ ra. Nhưng khả năng bảo vệ của chúng chống lại sự lây nhiễm từ coronavirus chỉ là thoáng qua và có thể bị chùn bước khi các biến thể mới của virus xuất hiện - một sự thất bại đã khiến con người phải nói đến việc tiêm phòng tăng cường thường xuyên.

Vắc xin nhỏ mũi có thể là cách tốt để ngăn ngừa nhiễm trùng lâu dài, vì chúng cung cấp sự bảo vệ chính xác nơi cần thiết để chống lại virus: lớp niêm mạc của đường thở, nơi coronavirus tiếp cận đầu tiên.

Việc chủng ngừa cho dân số bằng vắc xin theo đường nhỏ mũi hoặc uống sẽ nhanh hơn là tiêm – vốn đòi hỏi kỹ năng và thời gian để thực hiện. Vắc xin nhỏ qua đường mũi có thể khiến nhiều người (kể cả trẻ em) cảm thấy thoải mái hơn so với những mũi tiêm gây đau đớn và tránh được tình trạng thiếu kim, ống tiêm và các vật liệu khác.

Bà Krishna Ella - Chủ tịch và giám đốc điều hành của Bharat Biotech cho biết: "Có thể dễ dàng sử dụng vắc xin nhỏ mũi trong các chiến dịch tiêm chủng hàng loạt và giảm lây truyền bệnh".

Có ít nhất một chục loại vắc xin nhỏ mũi khác đang được phát triển trên toàn thế giới, trong đó một số loại hiện đang trong giai đoạn thử nghiệm 3. Tháng 1 vừa qua, hãng này đã được chấp thuận để bắt đầu thử nghiệm giai đoạn 3 của vắc xin nhỏ mũi ở Ấn Độ như một liều thuốc tăng cường cho những người đã tiêm hai mũi vắc xin Covid-19.

Biến thể Omicron cho thấy rằng ngay cả ba liều vắc xin tiêm, trong khi chúng cung cấp khả năng bảo vệ mạnh mẽ chống lại bệnh nặng, có thể không ngăn ngừa nhiễm trùng. Đó là bởi vì vắc xin tiêm tạo ra các kháng thể trong máu, trong đó chỉ có một số tương đối đến được mũi - con đường xâm nhập của virus.

Vắc xin nhỏ mũi sẽ phủ lên bề mặt niêm mạc của mũi, miệng và cổ họng bằng các kháng thể lâu dài, do đó sẽ tốt trong việc ngăn ngừa nhiễm trùng và lây lan virus. Vắc xin nhỏ mũi đã được chứng minh là bảo vệ được chuột, chồn, chuột đồng và khỉ chống lại coronavirus.

Nhà miễn dịch học Jennifer Gommerman tại Đại học Toronto (Canada), cho biết vắc xin nhỏ mũi có thể là "cách duy nhất để thực sự ngăn ngừa sự lây truyền từ người sang người".

Một nghiên cứu mới vào tuần trước đã cung cấp bằng chứng mạnh mẽ hỗ trợ việc sử dụng chúng như một chất tăng cường. Các nhà nghiên cứu báo cáo rằng một loại thuốc tăng cường qua đường mũi đã tạo ra các tế bào ghi nhớ miễn dịch và kháng thể trong mũi và cổ họng, đồng thời tăng cường khả năng bảo vệ từ việc tiêm chủng ban đầu.

Nhà miễn dịch học Akiko Iwasaki của Đại học Yale (Mỹ) - người đứng đầu nghiên cứu cho biết: "Cách tiếp cận của chúng tôi là không sử dụng vắc xin nhỏ mũi làm vắc xin chính mà là tăng cường, vì có thể tận dụng khả năng miễn dịch hiện có đã được tạo ra từ việc tiêm chủng trước đó".

Vắc xin nhỏ mũi thử nghiệm của nhà miễn dịch học Iwasaki và các đồng nghiệp dường như có khả năng chống lại một loạt các biến thể coronavirus. Các vắc xin Covid-19 hiện tại được tiêm vào cơ bắp và có tác dụng đào tạo các tế bào miễn dịch vượt trội để đối phó với virus sau khi nó xâm nhập vào cơ thể. Chúng tạo ra các kháng thể gọi là IgG lưu thông trong máu và có thể được tạo ra khi cần thiết.

Nhưng một vài trong số những kháng thể này khi đi đến mũi và cổ họng đã nhanh chóng bị suy yếu.

Ngược lại, vắc xin nhỏ mũi tạo ra một bộ kháng thể đặc biệt, được gọi là IgA, phát triển mạnh trên các bề mặt niêm mạc như mũi và cổ họng. Và những kháng thể này có thể mất đi chậm hơn. Vắc xin được cung cấp cùng với máy phun sương có thể bao phủ toàn bộ đường thở, bao gồm cả phổi, bằng các kháng thể IgA.

Theo một nghiên cứu, chỉ khoảng 30% số người có kháng thể IgA có thể phát hiện được sau khi tiêm liều vắc xin thứ hai. Những người có mức IgA thấp hơn trong vòng một tháng kể từ liều thứ hai có nhiều khả năng bị nhiễm trùng đột phá hơn. Nồng độ IgG dường như không ảnh hưởng đến kết quả.

Michal Tal, nhà miễn dịch học tại Đại học Stanford (Mỹ), người đã tham gia nghiên cứu trên cho biết: "Khả năng miễn dịch của niêm mạc thực sự quan trọng để bảo vệ khỏi sự nhiễm trùng. Những người đạt được khả năng miễn dịch do bị nhiễm virus - chứ không phải do tiêm vắc xin - có xu hướng có miễn dịch niêm mạc mạnh mẽ, ít nhất là trong một thời gian. Điều đó có thể giúp giải thích tại sao họ có vẻ thích ứng với biến thể Delta tốt hơn so với những người đã được tiêm phòng" - Tiến sĩ Tal nói.

Nhưng bà Tal cảnh báo rằng, cố gắng đạt được khả năng miễn dịch niêm mạc bằng cách bị nhiễm trùng là rất nguy hiểm.

Việc phát triển vắc xin nhỏ mũi rất phức tạp. Bởi việc đo kháng thể trong niêm mạc khó hơn nhiều so với định lượng kháng thể trong máu. Cụ thể, chỉ cần mùi thơm của một bữa ăn ngon có thể tăng lượng nước bọt có trong miệng, gây loãng nồng độ kháng thể của niêm mạc.

Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn đang nỗ lực phát triển loại vắc xin nhỏ mũi vì những ích lợi mà chúng hứa hẹn mang lại.

Bà Tal cho biết, tiêm vắc xin là cách tiếp cận đúng đắn để tạo ra miễn dịch toàn thân cần thiết để ngăn ngừa tử vong và bệnh tật, mục tiêu cấp bách khi bắt đầu đại dịch. Đó là một bước khởi đầu tốt, nhưng chúng tôi cần chuẩn bị vắc xin nhỏ mũi để tăng cường sức mạnh bảo vệ sau đó.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Vũ Đình Công và Đặng Ngọc Phú tại cơ quan công an. Ảnh: Công an Kon Tum.

Khởi tố 2 thanh niên cho vay lãi 365%/năm

GD&TĐ - Vũ Đình Công và Đặng Ngọc Phú vào Kon Tum tổ chức cho nhiều người vay tiền với lãi suất lên đến 365%/năm, gấp 18 lần mức lãi suất quy định.