Phát triển khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập trong các trường ĐH, CĐ

GD&TĐ - Sáng 23/5 tại Hà Nội, Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam và Bộ GD&ĐT đã tổ chức Hội nghị phát triển khuyến học, khuyến tại, xây dựng xã hội học tập trong các trường ĐH, CĐ. 

Phát triển khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập trong các trường ĐH, CĐ

Tham dự có Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Chủ tịch TƯ Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Thị Doan, Thứ trưởng Bộ GD&DT Nguyễn Thị Nghĩa, đại diện một số Bộ, ngành, cùng đông đảo lãnh đạo các trường ĐH, CĐ và các nhà giáo dục. 

Hội nghị đã nhận được nhiều tham luận của các đại biểu đến từ Hội Khuyến học trung ương, các địa phương và nhiều trường ĐH, CĐ khẳng định vai trò quan trọng của Hội trong việc đẩy mạnh các hoạt động khuyến học, khuyến tài xây dựng xã hội học tập.

Hội Khuyến học có đóng góp to lớn

Tay mặt lãnh đạo Bộ GD&ĐT, Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa chỉ rõ: Đảng, Nhà nước, Chính phủ đã ban hành nhiều quyết nghị khẳng định sự cần thiết trong việc xây dựng cả nước thành một xã hội học tập.

Sự phát triển nhanh chóng của Hội Khuyến học đã cho thấy ý nghĩa của việc này. Hội Khuyến học với trách nhiệm xây dựng xã hội học tập với sự phong phú của các mô hình hoạt động khuyến học, khuyến tài phát triển sâu rộng trong nhân dân đã góp phần động viên, khuyến khích học sinh học tập vươn lên.

Hội Khuyến học đã có đóng góp rất lớn cho việc phát triển sự nghiệp GD&ĐT và cho việc triển khai Nghị quyết 29 của BCH Trung ương về đổi mới căn bản và toàn diện GD-ĐT.

Nhấn mạnh ý nghãi của việc xây dựng XHHT là trách nhiệm của tất cả mọi người, Thứ trưởng cho rằng: Cả nước ta có hơn 500 trường ĐH, CĐ thì đã có 158 tổ chức Hội Khuyến học trong các nhà trường, tên gọi có thể khác nhau nhưng đều chung một mục tiêu hỗ trợ dạy và học, vận động hỗ trợ giảng viên học tập suốt đời, giúp đỡ sinh viên nghèo, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập, đồng thời cũng khuyến khích các nhà giáo, cán bộ quản lý học tập nâng cao năng lực trình độ.

Mô hình Hội Khuyến học trong các trướng ĐH, CĐ đã phát huy vai trò nòng cốt, thúc đẩy việc day học nâng cao chất lượng đào tạo. Tuy nhiên nếu nhìn lại với hơn 500 trường ĐH, CĐ nhưng số trường có thành lập hội chỉ là 158 cho thấy số lượng chưa nhiều, cần được phát triển thêm.

Thứ trưởng đề nghị các nhà trường cần: Thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 11 của Bộ Chính trị, Chỉ thị 02 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh công tác khuyến học, khuyến tài;

Thành lập tổ chức khuyến học, khuyến tài đối với những trường chưa thành lập; Củng cố tổ chức hội,, góp phần khuyến khích học tập nâng cao trình độ giảng viên, sinh viên;

Gắn kết hơn nữa mối quan hệ với các tổ chức trong và ngoài trường để thúc đẩy hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập tạo sức lan tỏa;

Phối hợp chặt chẽ với Hội khuyến học tỉnh/ thành phố, với các đoàn thể, các tổ chức xã hội, có nhiều hình thức phong phú, sáng tạo để động viên, khuyến khích, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân lao động được học tập thường xuyên, cập nhật kiến thức mới; cùng với Hội Khuyến học các cấp thông qua Trung tâm học tập cộng đồng để đưa kiến thức đại học về nông thôn.

Cần đẩy mạnh ở các trường ĐH, CĐ

Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Thị Doan cho rằng, nâng cao trình độ để đáp ứng yêu cầu trước sự thay đổi nhanh chóng buộc tất cả chúng ta, đặc biệt người lao động đang làm việc ở tất cả các lĩnh vực phải học và học thường xuyên.

Như vậy, nhu cầu học tập của người lớn sẽ ngày càng phát triển theo cách: Học ở nhà trường, học ở thực tế, học chính quy và phi chính quy....

Đây là một nhu cầu học tập rất lớn, các trường ĐH,CĐ bỏ qua nhu cầu này là bỏ qua một lỗ hổng lớn của thị trường lao động mà hiện chỉ có các trường ĐH, CĐ mới có đủ điều kiện tổ chức các dịch vụ phục vụ cho sự học của đối tượng này.

PGS.TS Nguyễn Trọng Điều, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam cũng phân tích những hạn chế: Việc triển khai công tác khuyến học, khuyến tài xây dựng XHHT ở các trường chưa đồng đều và thiếu thống nhất. 65,5% số trường thành lập tổ chức khuyến học, chọn mô hình Hội Khuyến học; 3,5% số trường đã thành lập tổ chức khuyến học, chọn mô hình Ban Khuyến học; 31% số trường đã thành lập tổ chức khuyến học, chọn mô hình Chi hội Khuyến học.

Do chưa có sự chỉ đạo thống nhất của T.Ư nên việc phát triển tổ chức Hội Khuyến học trong các trường ĐH,CĐ chưa đều, nhiều trường chưa thành lập tổ chức khuyến học.

Ông Võ Lê Tấn - Phó chủ tịch thường trực Hội Khuyến học tỉnh Long An - đề nghị: "Trung ương Hội khuyến học Việt Nam thống nhất với Bộ Nội vụ sửa đổi Nghị định số 45/2010/NĐ- CP ngày 21/4/ 2010 của Chính phủ về việc Quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý Hội; quy định cụ thể thẩm quyền Quyết định cho thành lập các tổ chức Hội cơ sở trong các trường ĐH, CĐ (nên giao cho Hội Khuyến học cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được quyền ra quyết định thành lập Hội Khuyến học cơ sở trong các trường ĐH, CĐ). Nếu được như vậy thì hoạt động của Hội khuyến học trong các trường ĐH, CĐ sẽ phù hợp, đạt hiệu quả cao.

Ông Nguyễn Huy Cận - Chủ tịch Hội Khuyến học TPHCM - cho rằng, cần xây dựng mối quan hệ giữa Hội khuyến học của các trường ĐH, CĐ với địa phương nơi trường hoạt động, phối hợp với địa phương để giảng dạy tại các trung tâm cộng đồng cho người lao động được bổ túc kiến thức mới. Việc nuôi dưỡng tinh thần học tập suốt đời là vấn đề cần thiết cho hoàn thành xây dựng Xã hội học tập.

Thông qua hoạt động cụ thể của giảng viên, nhà trường để nuôi dưỡng tinh thần học tập cao hơn nữa như đăng kí gia đình học tập, tham gia nghiên cứu khoa học tích cực, mang lại hiệu quả thiết thực.

GS.TS Phạm Tất Dong - Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam - khuyến nghị: Không tác khuyến học, khuyến tài trong trường ĐH,CĐ không đóng khung ở những mục đích tự thân, mà phải hướng tới mục đích phát triển bền vững của cộng đồng xã hội, không chỉ coi sinh viên là đối tượng phục vụ, mà còn phải quan tâm đến học tập của người lớn.

Với các thế hệ sinh viên và người lớn, trường ĐH,CĐ nên quan tâm đến các chương trình có tính thời sự và thời đại như: Chương trình hướng nghiệp phục vụ cho việc mở ra các lĩnh vực sản xuất mới, phát triển các nghề mới; chương trình mang tính thực nghiệp để đào tạo có chất lượng cao chuẩn bị chuyên gia cho sự phát triển tương lai; Chương trình khởi nghiệp, đào tạo nên những lao động sáng tạo, từ đó có nhiều thương hiệu mới, nhiều sản phẩm mới, nhiều việc làm mới.

Làm sao để người dân nâng cao hiểu biết của mình

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam rất trân trọng và đánh giá cao nỗ lực của Hội Khuyến học Việt Nam với các hoạt động khuyến học, khuyến tài có vai trò rất lớn.

“Tôi rất đồng tình với Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam về chủ trương sẽ đẩy mạnh hơn nữa phong trào khuyến học trong các trường ĐH, CĐ.

Hơn 100 trường đại học, tổ chức khuyến học có thể gọi bằng tên này tên khác nhưng đã có hoạt động rồi. Chúng ta rút ra được gì để tới đây các cơ quan Nhà nước, các Bộ phối hợp với Hội” – Phó Thủ tướng chia sẻ.

Phó Thủ tướng giao nhiệm vụ: Hiện nay chúng ta nói rất nhiều về cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và rất nhiều thứ xung quanh nó.

Nhưng có một điều chắc chắn là muốn tận dụng thời cơ cuộc cách mạng này thì không có cách nào khác là chúng ta phải tăng cường nguồn nhân lực.

Chúng tôi quyết định ký Đề án “Xây dựng, phát triển hệ tri thức Việt số hóa” nhằm tập hợp tất cả những tri thức của thế giới và Việt Nam. Việt hóa ra, hệ thống lại bằng các công cụ tin học để làm sao mọi người dân đều dễ dàng tự học, tự tìm hiểu nhằm nâng cao hiểu biết của mình về tất cả lĩnh vực xung quanh sao cho cuộc sống tốt hơn, sản xuất hiệu quả hơn.

Phó Thủ tướng chỉ rõ: Ngoài việc khai thác, đồng thời việc sử dụng sẽ góp phần làm giàu kho tri thức. Việc này làm trên tinh thần huy động cả xã hội cùng làm.

Do đó vai trò của các Hội, đặc biệt là Hội Khuyến học Việt Nam, trong đó vai trò của giới trẻ trong các trường học rất quan trọng. Tôi một lần nữa đánh giá cao nỗ lực của các đồng chí trong việc phát triển công tác hội trong các trường ĐH, CĐ. Tôi mong rằng công tác này được đẩy mạnh trong thời gian tới và hoạt động của Hội ngày càng tốt hơn.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

 Nhiều người bị thiếu ngủ kinh niên do thức quá khuya. (Ảnh: ITN)

Mắc bệnh tim vì thiếu ngủ?

GD&TĐ - Thường xuyên ngủ ít hơn sáu giờ mỗi đêm có thể làm trầm trọng thêm huyết áp, lượng đường trong máu và các nguy cơ khác liên quan đến tim.