Phát triển chương trình Cao học trong khuôn khổ dự án MONTUS

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Ngày 4/7, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật (Đại học Đà Nẵng) đã tổ chức Hội thảo với chủ đề “Phát triển chương trình Cao học trong khuôn khổ dự án MONTUS”.

Các đại biểu tham gia hội thảo trình bày về dự án MONTUS .
Các đại biểu tham gia hội thảo trình bày về dự án MONTUS .

Dự án MONTUS (Master On New Technologies Using Services) do Đại học Toulouse 2 - Jean Jaurès của Pháp chủ trì xây dựng, giữ vai trò phụ trách và có tất cả 13 cơ sở đại học ở châu Âu và Đông Nam Á cùng tham gia.

Cụ thể, 3 cơ sở Đại học của Pháp, 1 cơ sở Đại học của Ý, 1 cơ sở Đại học của Bỉ, 4 cơ sở Đại học của Việt Nam, trong đó có Đại học Đà Nẵng, 2 cơ sở Đại học của Thái Lan và 2 cơ sở Đại học của Campuchia.

Mục đích của dự án này nhằm tạo điều kiện cho các thành viên tham gia Dự án là những trường Đại học chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ lẫn nhau trong việc xây dựng các chương trình đào tạo Thạc sĩ về công nghệ mới sử dụng các dịch vụ như dữ liệu lớn (Big Data), điện toán đám mây (Cloud Computing)...

Theo đó, Hội thảo lần này sẽ tạo ra một diễn đàn để các cơ sở và tổ chức giáo dục, chuyên gia, nhà khoa học, giảng viên trao đổi học thuật, chia sẻ kinh nghiệm, tìm kiếm cơ hội hợp tác giữa các trường Đại học.

Hội thảo lần này chính là cơ hội tạo ra môi trường trao đổi học thuật, chia sẻ kinh nghiệm từ các đối tác châu Âu, các trường Đại học châu Á. Từ đó, cung cấp cơ sở lý thuyết cho các chương trình đào tạo loại hình Cao học này trong tương lai tại các đối tác khác ở châu Á.

Hội thảo thu hút sự tham dự của nhiều đại biểu từ các trường Đại học trong và ngoài nước.

Hội thảo thu hút sự tham dự của nhiều đại biểu từ các trường Đại học trong và ngoài nước.

Bên cạnh đó, Hội thảo còn mong muốn thúc đẩy các cơ hội mới trong kỹ thuật môi trường; duy trì giá trị sử dụng lâu dài các thiết bị do châu Âu tài trợ.

Mở rộng quan hệ đối tác ở châu Á – khu vực nhắm đến xây dựng năng lực trong lĩnh vực này (đặt biệt tại Campuchia, Thái Lan và Việt Nam nơi đã sẵn có hợp tác trước đó).

Thúc đẩy phát triển nghiên cứu trong lĩnh vực điện toán đám mây trong ngành khoa học môi trường. Hội thảo chính là cơ hội thúc đẩy liên văn hóa và khoa học giữa các nước đối tác và phát triển mạng lưới đối tác quốc tế, là cơ hội tiếp cận khả năng tham gia xây dựng và lan tỏa năng lực điện toán đám mây một cách rộng rãi.

Phát biểu tại Hội thảo, PGS.TS Phan Cao Thọ - Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật (Đại học Đà Nẵng) cho rằng, hiện Trường đang tham gia các dự án thuộc chương trình Erasmus+ của Cộng đồng châu Âu như EMVITET (Häme University of Applied Sciences, Phần Lan là Điều phối), MESfIA (Hellenic Mediterranean University, Hy Lạp là Điều phối), Digi-CHE-Asia (National Technical University of Athens, Hy Lạp là Điều phối).

“Chúng tôi đang chuẩn bị xây dựng các chương trình đào tạo bậc Thạc sĩ nên Dự án MONTUS này rất có ý nghĩa và quan trọng đối với chúng tôi. Chúng tôi muốn học hỏi kinh nghiệm để xây dựng các chương trình đào tạo Thạc sĩ sao cho phù hợp với xu hướng phát triển trên thế giới, đáp ứng được nhu cầu xã hội, thu hút được nhiều người học và mạng lại đóng góp lớn cho phát triển kinh tế - xã hội của khu vực và đất nước”, PGS.TS Phan Cao Thọ chia sẻ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Tham vọng đi vào lịch sử

GD&TĐ - Bầu cử Quốc hội ở Ấn Độ luôn là sự kiện không nơi nào trên thế giới có thể sánh được về quy mô và thời gian.