Phát huy mô hình điểm trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc

GD&TĐ - Kiểm tra phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tại Đắk Lắk, Thứ trưởng Nguyễn Thị Kim Chi đề nghị, địa phương phát huy vai trò mô hình điểm.

Thứ trưởng Nguyễn Thị Kim Chi phát biểu tại buổi làm việc. (Ảnh: Thành Tâm)
Thứ trưởng Nguyễn Thị Kim Chi phát biểu tại buổi làm việc. (Ảnh: Thành Tâm)

Chiều 14/10, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Kim Chi, Trưởng Đoàn Kiểm tra số 5, Ban Chỉ đạo Trung ương "Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc" làm việc với tỉnh Đắk Lắk về kết quả thực hiện "Phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (ANTQ)".

a1-950.jpg
Các đại biểu tham dự buổi làm việc. (Ảnh: Thành Tâm)

Tiếp và làm việc với đoàn có ông Võ Văn Cảnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo 138 tỉnh Đắk Lắk; bà Nông Thị Thu, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Đắk Lắk; Thiếu tướng Lê Vinh Quy, Giám đốc Công an tỉnh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo 138 tỉnh Đắk Lắk; lãnh đạo các sở, ban, ngành và TP Buôn Ma Thuột.

Địa bàn trọng điểm về an ninh trật tự (ANTT)

Theo Thiếu tướng Lê Vinh Quy, thực hiện Chương trình phối hợp giữa Bộ Công an với Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên về “Đẩy mạnh phong trào toàn dân đoàn kết bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới”, giai đoạn 2023-2033, công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ trên địa bàn đã nhận được sự quan tâm chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền và ban chỉ đạo các cấp.
Công tác tuyên truyền, vận động quần chúng có nhiều đổi mới, đa dạng về hình thức, nội dung thu hút đông đảo nhân dân tham gia.

a2-1195.jpg
Thiếu tướng Lê Vinh Quy, Giám đốc Công an tỉnh Đắk Lắk báo cáo tại buổi làm việc. (Ảnh: Thành Tâm)

"Đến nay, chúng tôi đã phối hợp tổ chức 8.629 buổi tuyên truyền, giáo dục thu hút hơn 1,1 triệu lượt người tham dự. Vận động, tranh thủ 842 lượt người có uy tín trong dân tộc thiểu số (DTTS), tôn giáo. Qua phát động phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ, nhân dân đã cung cấp 2.881 tố giác, tin báo về tội phạm", Thiếu tướng Quy nói.

Ban Chỉ đạo 138 cũng xác định, Đắk Lắk là địa bàn trọng điểm, phức tạp về ANTT, các thế lực phản động, FULRO thường xuyên chỉ đạo kích động hoạt động chống phá. Các loại tội phạm: hình sự, kinh tế, ma túy, công nghệ cao, các tệ nạn xã hội diễn ra ngày càng phức tạp, tinh vi, theo chiều hướng manh động hơn.

a3-5527.jpg
Bà Nông Thị Thu, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Đắk Lắk trao đổi. (Ảnh: Thành Tâm)

Đặc biệt, vùng đồng bào đời sống còn khó khăn, một bộ phận quần chúng còn nhẹ dạ, cả tin, dễ bị các đối tượng xấu lôi kéo, kích động chống phá. Các thế lực thù địch, phản động tăng cường các hoạt động tuyên truyền, làm suy giảm niềm tin và sự ủng hộ của một bộ phận quần chúng nhân dân với Đảng, Nhà nước và lực lượng công an.

img-3160-2949.jpg
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk trao đổi. (Ảnh: Thành Tâm)

Ông Võ Văn Cảnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng thẳng thắn chỉ ra, một số sở, ngành, địa phương còn thiếu sự quan tâm đến công tác này. Xem nhiệm vụ bảo vệ ANTQ là của lực lượng công an.

Phát huy nội lực từ nguồn nhân lực tại chỗ

Trao đổi tại buổi làm việc, đại diện các sở, ngành, UBND TP Buôn Ma Thuột khẳng định, phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ với công an là lực lượng nòng cốt cần có sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị. Đồng thời, triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó phát huy thế trận an ninh nhân dân để dân biết, dân bàn, dân kiểm tra giám sát và tham gia trực tiếp vào phong trào.

img-318711-8681.png
Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Lưu Tiến Quang tham gia ý kiến tại buổi làm việc. (Ảnh: Thành Tâm)

Thứ trưởng Nguyễn Thị Kim Chi hết sức chia sẻ với nỗ lực của Ban Chỉ đạo 138 tỉnh Đắk Lắk trong việc xây dựng thế trận an ninh nhân dân ở một địa bàn trọng yếu và có nhiều khó khăn, phức tạp về ANTT. Đồng thời, ghi nhận địa phương đã thẳng thắn chỉ ra một số hạn chế trong công tác phối hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội trong vận động quần chúng tham gia phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ.

"Đắk Lắk đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc với tinh thần quyết liệt và đạt nhiều kết quả tích cực. Điều dễ nhận thấy nhất là phong trào xây nhà nhân ái, ngày hội đại đoàn kết toàn dân ... đã làm thay đổi nhận thức của người dân. Tuy nhiên, cần phải chỉ rõ trách nhiệm của từng người, từng ngành, nhất là người đứng đầu trong thực hiện phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ. Về công tác tuyên truyền cần rõ người, rõ việc, có sản phẩm cụ thể chứ không thể tuyên truyền qua loa", Thứ trưởng nhấn mạnh.

a5-7577.jpg
Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Buôn Ma Thuột Phạm Tiến Hưng trao đổi. (Ảnh: Thành Tâm)

Chia sẻ thêm, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT đề nghị Đắk Lắk tiếp tục quan tâm đến người dân tộc thiểu số, trong đó có học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn.

"Tăng cường tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho người dân, chú trọng phát huy vai trò của các già làng, trưởng bản. Phát huy mô hình điểm, đồng thời có kế hoạch cụ thể, chi tiết để khai thác hiệu quả nguồn nhân lực tại chỗ cho công tác bảo vệ ANTQ và phát triển kinh tế - xã hội.

Hiện nay nhiều học sinh, sinh viên có tinh thần xung kích, tiên phong nhưng cũng rất dễ chệch hướng nếu không có sự định hướng kịp thời. Đây là yếu tố cần thiết, bởi không ai hiểu và làm tốt hơn nguồn nhân lực này trong xây dựng và phát triển của địa phương.
Sinh viên tại Trường Đại học Tây Nguyên được đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực ... địa phương cần có giải pháp để sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực này sau khi các em ra trường", Thứ trưởng nói.

Thứ trưởng đồng thời đề nghị Ban Chỉ đạo 138 Đắk Lắk quan tâm nâng cao dân trí gắn với an sinh xã hội giúp người dân có đời sống tinh thần, vật chất hài hòa.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Vua chúa Việt ăn Tết thế nào?

Vua chúa Việt ăn Tết thế nào?

GD&TĐ - Độc giả tò mò muốn biết thời xưa, vua chúa nước Việt ăn, chơi Tết thế nào có thể tìm hiểu trong cuốn “Tết chốn vàng son” của tác giả Lê Tiên Long.