Phát hiện vi khuẩn lạ trên hòn đảo đã bị 'xóa sổ'

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Một hòn đảo gần Tonga nổi lên từ đại dương vào năm 2015 có rất nhiều dạng sống độc đáo.

Hunga Tonga-Hunga Ha’apai bắt đầu hình thành dưới nước vào tháng 12/2014.
Hunga Tonga-Hunga Ha’apai bắt đầu hình thành dưới nước vào tháng 12/2014.

Tuy nhiên, một nghiên cứu mới tiết lộ, vụ phun trào núi lửa lớn nhất thế kỷ 21 đã xóa sổ hoàn toàn hòn đảo này.

Đảo Hunga Tonga-Hunga Ha’apai nổi lên từ Thái Bình Dương do hoạt động núi lửa vào năm 2014 và 2015. Sự tồn tại bảy năm ngắn ngủi của nó đã mang đến cho các nhà khoa học cơ hội hiếm có để nghiên cứu cách thức sự sống phát triển trên những vùng đất mới. Song, vụ phun trào núi lửa Tonga tàn khốc vào năm 2022 đã thổi bay hòn đảo này.

Các nhà khoa học đã rất ngạc nhiên với những gì họ tìm thấy. Thay vì các họ vi khuẩn được mong đợi sẽ xâm chiếm hòn đảo, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy một nhóm vi khuẩn kỳ lạ có khả năng đến từ sâu dưới lòng đất. Các nhà nghiên cứu đã công bố phát hiện của họ trên tạp chí mBio.

Ông Nick Dragone - tác giả chính của nghiên cứu và là nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Khoa Sinh thái học và Sinh học tiến hóa thuộc Trường Đại học Colorado (Mỹ) - cho biết: “Chúng tôi không thấy những gì đã mong đợi trước đó. Chúng tôi nghĩ rằng mình sẽ thấy các sinh vật tương tự như khi một dòng sông băng tan chảy, hoặc vi khuẩn lam, những loài định cư ban đầu điển hình hơn. Tuy nhiên, thay vào đó, chúng tôi đã tìm thấy một nhóm vi khuẩn duy nhất chuyển hóa lưu huỳnh và khí trong khí quyển”.

Hunga Tonga-Hunga Ha’apai bắt đầu hình thành dưới nước vào tháng 12/2014, sau khi núi lửa ngầm Hunga Tonga-Hunga Ha’apai phun trào và nổi lên trên bề mặt đại dương vào tháng 1/2015. Theo các nhà nghiên cứu, Hunga Tonga-Hunga Ha’apai là vùng đất thứ ba trong vòng 150 năm qua xuất hiện và tồn tại hơn một năm.

Để tìm ra loại vi khuẩn nào đang biến hòn đảo mới thành ngôi nhà của chúng, nhóm nghiên cứu đã thu thập 32 mẫu đất từ các bề mặt. Cụ thể, các mẫu được thu thập từ mực nước biển đến đỉnh cao 394 foot (120 mét) của miệng núi lửa trên đảo. Sau đó, nhóm trích xuất, phân tích và tìm ADN bên trong.

Kết quả cho thấy, phổ biến nhất xung quanh núi lửa là những vi khuẩn tiêu thụ khí lưu huỳnh và hydro sunfua. Những vi khuẩn này có thể đã trôi dạt lên bề mặt hòn đảo thông qua mạng lưới núi lửa ngầm. Trong số 100 vi khuẩn hàng đầu được chọn theo trình tự, các nhà nghiên cứu không thể phân loại 40%.

“Một trong những lý do tại sao chúng tôi nghĩ rằng mình phát hiện những vi khuẩn độc đáo này là do đặc tính liên quan đến các vụ phun trào núi lửa. Cụ thể, có rất nhiều lưu huỳnh và khí hydro sunfua.

Các vi khuẩn gần giống nhất với những vi khuẩn được tìm thấy trong các miệng phun thủy nhiệt, suối nước nóng như Yellowstone và các hệ thống núi lửa khác. Dự đoán tốt nhất của chúng tôi là vi khuẩn đến từ những nguồn đó”, nhà nghiên cứu Dragone cho biết.

Theo Live Science

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT.

Phê bình nghệ thuật đang ở đâu?

GD&TĐ - Một thực tế khá phổ biến trong đời sống sinh hoạt nghệ thuật là các nhà phê bình lặng lẽ “đi trốn”, phó mặc “sân chơi” truyền thông, mạng xã hội.
Với tư cách ông bà, bạn có rất nhiều điều để cống hiến cho các thế hệ trẻ trong gia đình mình. (Ảnh: ITN)

Kỹ năng giúp ông bà gần gũi cháu

GD&TĐ - Hãy cùng khám phá những lợi ích của việc kết nối với thế hệ trẻ và cách xây dựng mối quan hệ lành mạnh, giàu cảm xúc với con cháu của bạn.