Theo New York Times, tranh hang động cổ nhất được phát hiện có niên đại 40.800 năm ở El Castillo, miền bắc Tây Ban Nha. Các nhà khảo cổ về nguồn gốc loài người cho biết, phát hiện mới này hấp dẫn và bất ngờ.
Ông Nicholas Conard - Nhà khảo cổ học tại trường Đại học Tubingen ở Đức - đánh giá: “Đây là một tin tốt, và điều ngạc nhiên là không phải các phát hiện tương tự có thể tồn tại ở những nơi khác, mà đúng hơn là rất khó để có thể tìm thấy chúng”.
Ông Eric Delson - Nhà nghiên cứu của trường Cao đẳng Lehman thuộc Đại học New York - nhất trí rằng phát hiện “có ý nghĩa to lớn”. Ông nói thêm, các phát hiện gần đây “cho thấy con người hiện đại di chuyển về phía đông, đến Đông Nam Á và châu Úc, do đó, những tác phẩm nghệ thuật có niên đại tương đương nhau là điều dễ hiểu”.
Các tác giả của cuộc nghiên cứu mới này là người Úc và Indonesia. Họ sử dụng kỹ thuật phân rã uranium để tính niên đại các chất dùng để vẽ nên các bức tranh trong hang.
Ông Maxime Aubert và Adam Brumm, thuộc trường Đại học Griffith ở Queensland (Úc), trưởng nhóm nghiên cứu đã khảo sát 12 hình ảnh bàn tay con người và 2 biểu tượng con vật tại hang động.
Các nhà nghiên cứu cho biết: Hình ảnh bàn tay có niên đại thấp nhất là 39.900 năm. Đây được coi là hình bàn tay cổ nhất trên thế giới được biết đến. Thổi hay phun màu xung quanh bàn tay ép vào bề mặt đá là kỹ thuật rất phổ biến đối với các nghệ sỹ hang động cổ đại.
Một bức tranh con lợn hươu được xác định có niên đại 35.400 năm tuổi. Các nhà khoa học cũng xác định đây là một trong những hình ảnh mang tính biểu tượng cổ xưa nhất thế giới.
Tại châu Âu, cụ thể là hang Chauvet (Pháp), người ta cũng tìm thấy một bức tranh tê giác có niên đại 35.000 năm tuổi. Những thổ dân Úc tới Sulawesi từ 50.000 năm trước nhưng chưa có tác phẩm nào được phát hiện có niên đại hơn 30.000 năm.