Phát hiện tờ ngân phiếu 700 tuổi giấu trong tượng gỗ .

 Một tờ ngân phiếu thời nhà Minh có niên đại 700 năm giấu trong một tượng gỗ vừa được tìm thấy

Phát hiện tờ ngân phiếu 700 tuổi giấu trong tượng gỗ .
Pho tượng từ thế kỷ 13.
Pho tượng từ thế kỷ 13.
 Theo tờ Express, tờ ngân phiếu được phát hiện giấu bên trong bức tượng gỗ từ thế kỷ 13.

Ray Tregaskis, phụ trách về nghệ thuật châu Á của công ty bán đấu giá Mossgreen, Australia, là người tìm thấy tờ ngân phiếu khi ông đang kiểm tra lại món đồ cổ trước hành trình vòng quanh thế giới.

Tờ ngân phiếu và pho tượng sẽ được trưng bày ở London khoảng từ ngày 3/11 đến ngày 6/11 và ở Hong Kong từ ngày 24/11 đến ngày 27/11 trước khi trở về Sydney chuẩn bị cho buổi bán đấu giá vào cuối năm 2016.

Nicole Kenning, phát ngôn viên của công ty bán đấu giá Mossgreen cho biết: "Thật đặc biệt, Tregaskis đã làm ở đây hơn 40 năm nhưng chưa từng phát hiện ra điều kì lạ như lần này".

Tregaskis vô cùng ngạc nhiên khi trông thấy nó. Ông cho rằng đây là sự việc vô cùng hiếm hoi trong đời mình.

Tờ ngân phiếu giấu bên trong pho tượng
Tờ ngân phiếu giấu bên trong pho tượng

Theo xác minh, tờ ngân phiếu nhăn nhúm thuộc thời nhà Minh ở Trung Quốc, có niên đại khoảng 700 năm. Nó được đóng 3 dấu đỏ để tránh việc làm giả và do bộ tài chính phát hành vào năm 1371, năm ba thời nhà Minh, Trung Quốc.

Tregaskis chia sẻ khoảnh khắc bất ngờ tìm ra tờ ngân phiếu bên trong pho tượng La Hán gỗ thật hồi hộp, sung sướng. Ông nói: "Đây là lần đầu tiên tôi tìm thấy tờ ngân phiếu bên trong pho tượng La Hán gỗ như thế này. Thật ngạc nhiên".

Sau khi được dịch thuật, các chuyên gia cho rằng trên tờ ngân phiếu có ghi: "Ai làm giả tờ ngân phiếu sẽ bị chặt đầu. Người phát hiện ra sự giả mạo sẽ được thưởng 250 lạng bạc và toàn bộ tài sản của người phạm tội".

Pho tượng gỗ La Hán được phát hiện từ năm 1990 nhưng không một ai biết sự tồn tại của tờ ngân phiếu bên trong.

Pho tượng gỗ và tờ ngân phiếu cổ ước tính có giá trị khoảng 30.000 USD tới 45.000 USD.

Theo Infonet

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.