Các nhà khoa học thuộc trường đại học Queensland (Australia) hiện tại đang sao chép khả năng của mắt tôm thành một camera, giúp chẩn đoán bệnh ung thư nhờ khăng phát hiện ánh sáng phân cực. Các tế bào ung thư phản chiếu ánh sáng phân cực hoàn toàn khác so với các tế bào khỏe mạnh.
"Những gì chúng tôi có thể làm là sử dụng những đặc tính của mắt tôm để thiết kế các camera đặc biệt có khả năng tìm kiếm các đối tượng phản chiếu dưới ánh sáng phân cực và một trong những đối tượng đó là tế bào ung thư”, giáo sư Justin Marshall, người đứng đầu nhóm nghiên cứu, cho biết.
Giáo sư Marshall cho rằng loài người và động vật khác có những cách khác nhau để quan sát thế giới xung quanh và tin rằng khả năng đó rất quan trọng trong việc “đoán suy nghĩ trong đầu của loài khác.” Ông cho biết khả năng này sẽ cung cấp cho các nhà khoa học thông tin có thể nhận biết được bởi một số loài nhất định. Nó giống như “nhìn thấy đối tượng tàng hình”.
“Chúng là một loài động vật với thị lực màu và chúng ta nhìn mọi vật với nhiều màu sắc khác nhau. Ví dụ chúng ta biết một quả táo màu đỏ trên cây màu xanh. Những động vật khác có thể làm được điều này, nhưng trong ánh sáng phân cực”, giáo sư Marshall cho biết.
Khả năng nhìn trong ánh sáng phận cực, đặc biệt ở loài tôm, cũng tạo ra một hy vọng mới trong việc chụp hoạt động động của não bộ và tế bào thần kinh. Giáo sư Marshall cho biết nghiên cứu giúp nhận biết một lượng lớn thông tin chưa từng phát hiện trước đây.