Phát hiện sốc về sinh vật 800 nghìn năm trước ở "hẻm núi những loài người khác"

Phát hiện mới đến từ Hẻm núi Olduvai ở Đông Phi, nơi được mệnh danh là "hẻm núi những loài người khác" bởi lượng hóa thạch và cổ vật khổng lồ từ những người anh em cùng chi Người nhưng khác loài của chúng ta.

Một công cụ Homo sapiens tạo ra vài chục ngàn năm trước, đánh dấu bước phát triển vượt bậc, hóa ra đã được loài người khác tạo ra từ 500.000 năm trước khi loài chúng ta hiện hữu.

Đó là 52 công cụ bằng xương với đầu được làm cho sắc nhọn và 3 ngạnh cong quặp về phía sau, được tạo nên trước ngày cá thể Homo sapiens đầu tiên xuất hiện gần 500.000 năm.

Phát hiện sốc về sinh vật 800 nghìn năm trước ở "hẻm núi những loài người khác" ảnh 1
Hẻm núi Olduvai - Ảnh: NATIONAL GEOGRAPHIC.

Công cụ xương có ngạnh trước đây được cho là phát minh riêng của Homo sapiens và là bước tiến quan trọng của văn minh. Chúng là tiền đề cho những mũi lao, giáo với tính sát thương cao hơn, với ngạnh quặp có thể móc vào con vật sau khi đâm, ví dụ những mũi lao dùng để săn cá.

Nó cũng là tiền đề cho các mũi tên, thứ vũ khí được tạo ra để găm chắc vào kẻ bị bắn.

Theo nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi nhà nhân chủng học sinh học Michael Pante từ Đại học Bang Colorado ở Fort Collins (Mỹ), với niên đại 800.000 năm, đó là những công cụ xương có ngạnh lâu đời nhất thế giới. Nó đánh bại hoàn toàn công cụ xương có ngạnh cổ nhất của Homo sapiens niên đại 90.000 năm từng đường khai quật ở Trung Phi.

Phát hiện sốc về sinh vật 800 nghìn năm trước ở "hẻm núi những loài người khác" ảnh 2
Công cụ đặc biệt vừa được khai quật - Ảnh minh họa từ Internet.

Nhóm của tiến sĩ Pante còn tìm thấy 5 công cụ đáng kinh ngạc khác là các con dao chặt, búa và bệ để đập búa.

Sinh vật tạo nên những công cụ có trình độ "vượt thời gian" này được cho là Homo erectus, một loài thuộc chi Người vẫn còn mang dáng dấp vượn nhân hình. Thế giới của họ được tìm thấy bên dưới lớp trầm tích 781.000 năm ở Olduvai.

Như các nghiên cứu khác đã chứng minh, từng có nhiều loài người khác hiện hữu trên Trái Đất. Nhưng ngày nay hầu hết họ đã tuyệt chủng ngoại trừ loài người hiện đại - Homo sapiens chúng ta, cũng là loài người "non nớt" nhất với niên đại chỉ hơn 300.000 năm.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học Journal of Human Evolution.

Theo nld.com.vn
Huấn luyện viên Carlo Ancelotti.

Real Madrid: 'Chậm chân là… chết'

GD&TĐ - Thua Man City ở bán kết Champions League và sự trỗi dậy của đế chế Barcelona tại La Liga buộc Real Madrid phải đẩy nhanh quá trình tái thiết.
Sinh viên tìm hiểu việc làm tại ngày hội "Sinh viên và doanh nghiệp năm 2023" tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG TPHCM.

Sinh viên tìm việc trong dịp hè

GD&TĐ - Hàng trăm sinh viên tìm hiểu thông tin, cọ xát thực tế tại các doanh nghiệp nhằm tìm kiếm việc làm, cơ hội thực tập trong hè.
Một sinh viên đang hái lượm hoa oải hương khuôn viên Đại học Colorado ở Boulder. Ảnh: Ethan Welty, Atlasobscura.com

Hái lượm ở… đô thị

GD&TĐ - Thành phố là nơi chẳng có gì miễn phí nhưng, nếu những cây xanh cũng là cây ăn được thì sao?
Các cột mốc phát triển ở trẻ chỉ là quy ước văn hóa, không phải tiêu chuẩn phổ quát. Ảnh: Getty Images

Trẻ em và… cột mốc

GD&TĐ - Các bậc cha mẹ tin tưởng, trẻ em cũng có các cột mốc phát triển, giống như người lớn có các cột mốc cuộc đời.
Đại biểu Ban Giám hiệu Trường Tiểu học Vũ Xuân Thiều và lãnh đạo các phòng ban UBND quận Long Biên chúc mừng nhạc sĩ Hoàng Long và Hoàng Lân. Ảnh: NTCC

Truyền cảm hứng yêu người…

GD&TĐ - Luôn nở những nụ cười trên môi, nhạc sĩ Hoàng Long và Hoàng Lân cùng ân cần nhắc nhớ lại bao kỷ niệm xúc động về ngày đầu các ông đến với âm nhạc.