Mới đây, các nhà khoa học đã khai quật được hóa thạch "siêu cá mập" khổng lồ với 1 hàm răng kỳ lạ chưa từng được biết đến. Điều đặc biệt là kẻ săn mồi đáng sợ dưới đại dương này còn tồn tại trước loài khủng long nhiều năm.
Hóa thạch mới được phát hiện được tìm thấy ở vùng đất khô cằn Jacksboro, Texas, Mỹ, nơi trước kia từng là một bờ biển tuyệt đẹp với bãi cát dài. Có lẽ vì vậy mà các nhà khoa học đã đặt tên cho hóa thạch này là “siêu cá mập Texas”.
Đúng như tên gọi, loài cá mập này có chiều dài 8m, tương đương chiều dài 1 chiếc xe buýt, lớn hơn 25% so với cá mập trắng “tử thần” ngày nay, đồng thời dài gấp 3 lần các loài cổ đại khác.
Đây là con siêu cá mập thứ hai được tìm thấy tại bang Lone Star, Texas trong năm nay. Nhưng nó lại là con lâu đời nhất được tìm thấy cho đến nay, ước tình có niên đại 300 triệu năm.
Có thể nói, việc xác định niên đại của chúng có ý nghĩa quan trọng, bởi điều này đã chỉ ra cá mập khổng lồ xuất hiện sớm hơn so với nhận định trước đây.
Phát hiện này cũng cho thấy siêu cá mập sinh sống thuộc kỷ Than Đá, một vùng biển nông có tên gọi Biển nội hải Bắc Mỹ bao phủ Texas và phần lớn khu vực Tây Mỹ.
Ngoài ra, loài cá mập này có liên quan đến loài Goodrichthys eskdalensis sống gần Scotland. Do đó, có thể suy đoán thêm 1 điều rằng những "kẻ săn mồi" đáng sợ này đã bao phủ khắp các đại dương cổ đại.