Phát hiện nguyên nhân khiến loài khủng long tuyệt chủng

GD&TĐ - Khủng long từ lâu được cho là đã tuyệt chủng khi thiên thạch khổng lồ đâm vào Trái đất cách đây khoảng 65 triệu năm trước, nhưng nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học lại đưa ra giả thuyết khác.

 Phát hiện nguyên nhân khiến loài khủng long tuyệt chủng

Theo Daily Mail, nghiên cứu mới nhất của các chuyên gia đến từ Đại học Albany ở New York, Mỹ, cho rằng khủng long đối mặt với thảm họa từ rất sớm, trước khi thiên thạch quét sạch sự sống trên hành tinh.

Giáo sư Gordon Gallup và cộng sự Michael Frederick, chỉ ra rằng loài khủng long to lớn đã không học được cơ chế tự phòng vệ.

Nhiều loài sinh vật đã phát triển cơ chế tự phòng vệ để tránh ăn phải những loại thức ăn nhiễm độc, khiến chúng bị ốm.

Giáo sư Gallup dẫn trường hợp của loài chuột. “Việc loại bỏ loài chuột thất bại bởi vì chúng, giống như nhiều loài khác, đã biết cách để sống chung với thực phẩm có độc”.

“Khi chuột phát hiện ra loại thức ăn mới, chúng chi thử một lượng nhỏ. Nếu bị ốm, chúng sẽ ghi nhớ mùi vị đó và không bao giờ ăn phải thức ăn đó một lần nào nữa”.

Trong khi đó, thực vật hạt kín đã xuất hiện từ rất lâu, trước khi thảm họa thiên thạch xảy ra, theo các bằng chứng hóa thạch.
Khủng long đã biến mất hoàn toàn sau thảm họa thiên thạch cách đây khoảng 65 triệu năm.

Loài thực vật này xuất hiện ngay trước khi khủng long bắt đầu biến mất, khiến nhóm nghiên cứu tại Đại học Albany cho rằng, thực vật hạt kín đóng vai trò quan trọng đến sự sinh tồn của khủng long.

“"Gallup và Frederick nói rằng, các loài thực vật khí đó đã phát triển cơ chế phòng vệ bằng độc tố, trong khi khủng long không hề ý thức được mối đe dọa đó”, báo cáo viết.

Tuy vậy, nghiên cứu của các nhà khoa học không đưa ra khoảng thời gian chính xác về sự xuất hiện của những loài thực vật có độc.

“Mặc dù thảm họa thiên thạch luôn là yếu tố quan trọng nhất, rõ ràng việc khủng long không biết cách tránh xa nguồn thực phẩm nhiễm độc là một trong những nguyên nhân khiến chúng suy giảm mạnh về số lượng”, Giáo sư Gallup nói.

“Nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng, khủng long đã dần biến mất từ trước khi thảm họa thiên thạch xảy ra, và chúng vẫn tiếp tục biến mất trong hàng triệu năm”.

Nghiên cứu của các nhà khoa học mới được đăng tải trên tạp chí “Ideas in Ecology and Evolution”.

Theo Dân Việt/Dailymail

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Quang cảnh Đại hội.

Chủ tịch Quốc hội dự Đại hội lần thứ nhất Đảng bộ Ủy ban Văn hóa và Xã hội

GD&TĐ - Chiều 11/5, tại Nhà Quốc hội, Đảng bộ Ủy ban Văn hóa và Xã hội của Quốc hội tổ chức Đại hội lần thứ Nhất, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đây là Đại hội Đảng bộ cấp cơ sở đầu tiên của Đảng bộ Quốc hội. Bí thư Đảng ủy Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu chỉ đạo Đại hội.

Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống LB Nga Vladimir Putin phát biểu với báo chí. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN.

Tuyên bố chung về những định hướng lớn của quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam - Nga trong giai đoạn hợp tác mới

Theo Đặc phái viên TTXVN, nhân dịp Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm thăm chính thức Liên bang Nga và tham dự Lễ Duyệt binh kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại từ ngày 8 - 11/5, Việt Nam và Liên bang Nga đã ra Tuyên bố chung.