Phát hiện não bộ con người sẽ “biến đổi” khi lên Sao Hỏa

Nghiên cứu mới đã chỉ ra, việc tiếp xúc với tia vũ trụ trên Sao Hỏa có thể làm giảm chức năng nhận thức của một phi hành gia.

Phát hiện não bộ con người sẽ “biến đổi” khi lên Sao Hỏa

Các chuyên gia NASA dự định gửi một sứ mệnh tàu vũ trụ đến Sao Hỏa trong vòng 20 năm tới, nhưng nghiên cứu gần đây chỉ ra, chuyến đi này sẽ nguy hiểm hơn nhiều so với suy nghĩ trước đây.

Theo tính toán của các chuyên gia, việc tiếp xúc với tia vũ trụ có thể làm giảm nghiêm trọng chức năng nhận thức của một phi hành gia và hệ quả này còn kéo dài nhiều năm sau đó.

Trong một phòng thí nghiệm, các nhà nghiên cứu đến từ Đại học California, Irvine (Mỹ) đã mô phỏng điều kiện khắc nghiệt trên không gian và những chú chuột tham gia nghiên cứu sẽ đối mặt với vụ nổ hạt gia tốc - tương tự như tia vũ trụ.

Kết quả cho thấy những chú chuột được chiếu xạ có phản ứng chậm hơn, đôi khi hay quên và luôn tỏ ra bối rối trước mọi vấn đề.

Charles Limoli - giáo sư về ung thư phóng xạ cho biết: "Đây không phải là thông tin tích cực cho các phi hành gia khi mà họ sẽ có 2 - 3 năm di chuyển trên Sao Hỏa. 

Sự tiếp xúc dài lâu với tia vũ trụ sẽ khiến các phi hành gia bị thâm hụt bộ nhớ, mất ý thức và sự tập trung trong suốt chuyến bay. Cùng với đó, những hoạt động quan trọng này còn để lại hậu quả lâu dài đến việc nhận thức của phi hành gia khi tiếp đất".

Các tia vũ trụ hay sản phẩm phụ của vụ nổ thiên hà như siêu tân tinh - là hạt điện tích chủ yếu là proton, electron và hạt nhân mang năng lượng của các nguyên tố cơ bản.

Những hạt điện tích này di chuyển vào hệ Mặt trời của chúng ta từ bên ngoài. Khi đó, đường đi của chúng bị bẻ cong bởi các từ trường của Trái đất và Mặt trời.

Những tia vũ trụ có thể xâm nhập vào thân tàu của một tàu vũ trụ và xương của con người một cách dễ dàng, gây thiệt hại đáng kể cho hệ thống thần kinh trung ương của cơ thể.

Trên trái đất, các quyển từ hoạt động như một bong bóng bảo vệ, che chắn cho chúng ta khỏi các tác hại của các tia, nhưng bầu không khí Hỏa mỏng manh không cung cấp sự bảo hộ đó.

Quyển từ trải dài 56.000km (35.000 dặm) trên bề mặt của Trái đất, điều đó có nghĩa, ngay cả các phi hành gia trên tàu Trạm vũ trụ quốc tế khó có thể chống lại các tia có hại.

Các chuyên gia tiến hành thực hiện nghiên cứu tại phòng thí nghiệm không gian bức xạ của NASA với hai nhóm chuột: chuột thường và chuột biến đổi gene đã được thổi chùm ion oxy và titan - cùng loại của các ion được tìm thấy trong các tia vũ trụ thiên hà.

Những chú chuột biến đổi gene có thể phát sáng huỳnh quang tế bào thần kinh - điều này khiến cho các chuyên gia có những khái niệm đầu tiên để nghiên cứu thay đổi trong não của con người.

Sáu tuần sau khi tiếp xúc, những chú chuột được chiếu xạ đã bị biến đổi 30- 40% tế bào thần kinh truyền tín hiệu điện. Tiếp xúc với các vụ nổ tia vũ trụ còn khiến sợi nhánh thần kinh ngày một xuống cấp, dẫn đến suy giảm tinh thần.

Cả hai nhóm chuột sau đó được đưa qua một loạt các bài kiểm tra nhận thức về chức năng ghi nhớ. Kết quả không nằm ngoài dự đoán, phần trí nhớ của chuột đã bị ảnh hưởng nhiều.

Theo chuyên gia, sứ mệnh lên Sao Hỏa dự kiến kéo dài 2 - 3 năm và khi phi hành gia thực hiện nhiệm vụ, họ rất có thể bị nhiễm tia vũ trụ. Sự suy giảm trí nhớ có thể khiến phi hành gia phá hỏng một con tàu vũ trụ.

Theo Trí thức trẻ/Sciencealert

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hệ thống phòng không Patriot.

Nhận thêm Patriot để chặn Oreshnik?

GD&TĐ - Đức cùng Đan Mạch đã cung cấp cho Ukraine thêm 15 xe tăng Leopard, gửi một hệ thống IRIS-T SLS, một IRIS-T SLM và tăng cường Patriot.

Rashford công khai đòi rời Man Utd

Rashford công khai đòi rời Man Utd

GD&TĐ - Marcus Rashford tuyên bố "sẵn sàng cho thử thách mới" sau khi bị gạch tên khỏi trận Man Utd thắng Man City 2-1 ở vòng 16 Ngoại hạng Anh.

Học sinh Trường PTDTBT Tiểu học xã Nậm Ban, Mèo Vạc (Hà Giang). Ảnh minh họa: Nguyễn Lâm

Nỗi sợ của người thầy!

GD&TĐ - Bao giờ các bậc thầy cô giáo mới được quyền giáo dục con trẻ như chính cha mẹ giáo dục con cái “thương cho roi cho vọt”...

Nhiều năm dạy học ở miền núi, cô Hải luôn tận tâm với học sinh. Ảnh: NVCC

'Bắc nhịp cầu' giúp trò miền núi

GD&TĐ - Dạy học ở địa bàn vùng sâu, xa nhiều năm, nữ nhà giáo ở Quảng Trị luôn trăn trở khi nhận thấy học sinh thiếu thốn nhiều mặt...