Phát hiện khó tin về người khuyết tật và người mắc bệnh hiếm gặp thời cổ đại

GD&TĐ - Nhiều giả thiết cho rằng, những người khuyết tật và người mắc bệnh hiếm từng được xã hội coi trọng trong quá khứ.

Phát hiện khó tin về người khuyết tật và người mắc bệnh hiếm gặp thời cổ đại

Mới đây, một Hội nghị tại Berlin (Đức) đã thu hút hơn 130 nhà sinh vật học, nhà di truyền học và các chuyên gia.

Họ đã đưa ra những ý kiến đi ngược lại quan niệm rằng, những người khuyết tật và người mắc bệnh hiếm gặp trên toàn thế giới đã bị đối xử một cách tồi tệ trong quá khứ.

Một người đàn ông hở hàm ếch người Hungary được chôn cất như người hùng.
Một người đàn ông hở hàm ếch người Hungary được chôn cất như người hùng.

Theo các nhà khoa học, đã có nhiều bằng chứng cho thấy, những người này từ lâu đã được hỗ trợ, giúp đỡ bởi cộng đồng trên toàn thế giới.

Bên cạnh đó, họ cũng được chôn cất cùng với những người hoàn toàn bình thường khác.

Một gia đình người lùn ở thời cổ đại Ai Cập.
Một gia đình người lùn ở thời cổ đại Ai Cập.

“Đây thực sự là lần đầu tiên chúng ta phải tranh luận về chủ đề này”, ông Michael Schultz, một nhà cổ sinh vật học ở Đức, Đại học Georg- August cho biết.

Các nhà nghiên cứu đã nhiều lần khai quật được thi thể của những người khuyết tật hoặc người mắc bệnh hiếm gặp và cho biết, họ được chôn cất trong những ngôi mộ có ý nghĩa văn hóa hoặc cùng với những người có địa vị trong xã hội.

Chữ tượng hình mô tả người lùn Hed, được tìm thấy trong lăng mộ của Pharaoh Ai Cập Den.
Chữ tượng hình mô tả người lùn Hed, được tìm thấy trong lăng mộ của Pharaoh Ai Cập Den. 

Nhà nhân chủng học Marla Toyne thuộc Đại học Trung tâm Florida ở Orlando cho biết, đã khai quật được một xác ướp được chôn cất bởi người Peru Chachapoyas, cô đã cảm thấy vô cùng ngạc nhiên.

Bởi lẽ, xác ướp là của môt người đàn ông mắc ung thư máu giai đoạn cuối. Tuy nhiên, anh ta vẫn được chôn cất ở một nơi thể hiện sự tôn kính.

Theo All Thats Interesting

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.