Phát hiện hóa thạch loài khủng long giống đà điểu ở Bắc Mỹ

GD&TĐ - Các hóa thạch có niên đại khoảng 85 triệu năm, tiết lộ những thông tin hiếm và giá trị về sự tiến hóa của khủng long Ornithomimosauria.

Theo một nghiên cứu xuất bản trên tạp chí PLOS ONE của Chinzorig Tsogtbaatar, chuyên gia tại Bảo tàng Khoa học Tự nhiên Bắc Carolina, và các đồng nghiệp, những con khủng long giống đà điểu được gọi là Ornithomimosaurs đã phát triển đến kích thước khổng lồ ở miền đông Bắc Mỹ cổ đại.

Minh họa về loài Ornithomimus (họ hàng của loài Ornithomimosaurs trong nghiên cứu mới) dựa trên mẫu hóa thạch có lông đuôi và mô mềm. Ảnh: Julius Csotonyi.

Minh họa về loài Ornithomimus (họ hàng của loài Ornithomimosaurs trong nghiên cứu mới) dựa trên mẫu hóa thạch có lông đuôi và mô mềm. Ảnh: Julius Csotonyi.

Cuối kỷ Phấn Trắng, Bắc Mỹ bị một con đường biển chia cắt thành hai vùng đất liền: Laramidia ở phía tây và Appalachia ở phía đông. Tuy nhiên, giới khoa học chưa thể hiểu rõ các hệ sinh thái cổ đại tại Appalachia bởi hóa thạch từ khu vực này rất hiếm. Trong nghiên cứu được công bố gần đây, Chinzorig và các đồng nghiệp trình bày về những hóa thạch mới phát hiện của khủng long Ornithomimosaur từ Hệ tầng Eutaw ở Mississippi.

Ornithomimosaurs là động vật chân đốt – một nhóm khủng long hai chân, chủ yếu ăn thịt. Điều này cho thấy chúng có họ hàng xa với loài khủng long bạo chúa Tyrannosaurus rex. Khủng long Ornithomimosaurs có hình dạng giống đà điểu với đầu nhỏ, tay dài và chân khỏe. Các hóa thạch mới, bao gồm cả xương bàn chân, có niên đại khoảng 85 triệu năm, mang lại những thông tin hiếm về một giai đoạn tiến hóa ít được biết đến của khủng long Bắc Mỹ.

Mặt cắt ngang thời kỳ cổ sinh học cho thấy kích thước cơ thể tương đối của các Ornithomimosaurs qua thời gian địa chất. Ảnh: Tsogtbaatar và cộng sự.
Mặt cắt ngang thời kỳ cổ sinh học cho thấy kích thước cơ thể tương đối của các Ornithomimosaurs qua thời gian địa chất. Ảnh: Tsogtbaatar và cộng sự.

Bằng cách so sánh tỷ lệ của những hóa thạch này với kiểu phát triển bên trong xương, các chuyên gia xác định rằng hóa thạch có thể đại diện cho hai loài Ornithomimosaurs khác nhau, một loài tương đối nhỏ và một loài rất lớn. Họ ước tính loài lớn hơn nặng hơn 800 kg và cá thể được kiểm tra có khả năng ở độ tuổi đang phát triển. Điều này cho thấy nó là một trong những loài Ornithomimosaurs lớn nhất từng được biết đến vào cuối kỷ Phấn Trắng, cách đây 101 đến 66 triệu năm.

Những hóa thạch mới đã cung cấp nhiều thông tin có giá trị về các hệ sinh thái khủng long ở phía đông Bắc Mỹ cổ đại. Đồng thời, chúng cũng làm sáng tỏ sự tiến hóa của Ornithomimosaurs. Kích thước cơ thể khổng lồ và nhiều loài sống cạnh nhau là xu hướng lặp lại của những loài khủng long này trên khắp Bắc Mỹ và châu Á. Các nhà khoa học hy vọng, nghiên cứu sâu hơn sẽ làm sáng tỏ lý do tại sao những loài động vật khác nhau lại thích ứng được với môi trường sống chung.

Theo phys.org

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.