Phát hiện dấu chân khủng long dài gần một mét

GD&TĐ - Một loài khủng long ăn thịt khổng lồ có khả năng đã xuất hiện ở Yorkshire 166 triệu năm trước.

Dấu chân khổng lồ của khủng long từ 166 triệu năm trước.
Dấu chân khổng lồ của khủng long từ 166 triệu năm trước.

Sinh vật khổng lồ này đã để lại dấu chân dọc theo “Bờ biển kỷ Jura” của Anh.

Dài gần một mét (3,3 feet), đây là dấu chân lớn nhất thuộc loại này được tìm thấy ở Yorkshire. Trước đó, các nhà khoa học đã phát hiện hàng nghìn dấu chân khủng long và nhiều hóa thạch cũng được phục hồi dọc theo bờ biển Yorkshire. Khám phá mới này được thực hiện vào tháng 4/2021 bởi nhà khảo cổ học địa phương Marie Woods khi bà đi dọc bờ biển.

“Tôi không thể tin vào những gì mình đang nhìn thấy. Tôi đã phát hiện một vài dấu chân nhỏ hơn, nhưng không có gì giống như thế này”, bà Woods cho biết.

Woods là đồng tác giả của nghiên cứu mô tả dấu chân khủng long được công bố trên tạp chí Kỷ yếu của Hiệp hội Địa chất Yorkshire.

Sau đó, Woods đã liên hệ với nhà cổ sinh vật học, Tiến sĩ Dean Lomax để hỏi ý kiến của ông về dấu vết ở Vịnh Burniston, cách Scarborough khoảng 5 km về phía Bắc. Đây là một trong sáu dấu chân duy nhất được tìm thấy trong khu vực. Trước đó, dấu chân đầu tiên được tìm thấy vào năm 1934.

“Phát hiện quan trọng đã bổ sung thêm bằng chứng cho thấy, những kẻ khổng lồ ăn thịt từng lang thang ở khu vực này trong kỷ Jura. Loại dấu chân, kết hợp với tuổi của nó, gợi ý rằng, đó là của một con khủng long giống Megalosaurus hung dữ, với chiều cao hông có thể từ 2,5 - 3 mét (8,2 - 9,8 feet)”, tác giả chính của nghiên cứu, nhà địa chất học địa phương John Hudson cho biết.

Megalosaurus là loài khủng long chính thức đầu tiên trên thế giới, được đặt tên vào năm 1824. Loài khủng long ăn thịt này có hộp sọ lớn, cùng những chiếc răng sắc nhọn. Cơ thể của loài này thường dài tới 8 - 9 mét (26,2 - 29,5 feet).

Lo ngại rằng dấu chân có thể bị xói mòn nhiều hơn nếu để dọc theo bờ biển, nhóm đã sắp xếp và di chuyển nó một cách an toàn. Các nhà khoa học đã thu thập dấu chân và tặng nó cho Bảo tàng và Phòng trưng bày Scarborough.

Các nhà khoa học có thể nghiên cứu chi tiết dấu chân sau khi nó được di dời. Điều này cho phép các nhà nghiên cứu tìm hiểu thêm về loài khủng long đã để lại dấu chân.

Nhóm nghiên cứu đã phân tích hình dạng của dấu chân, số ngón chân và dấu móng vuốt, cũng như những vết hằn trên da của khủng long. Sau khi nhóm nghiên cứu hoàn thành công việc, dấu chân hóa thạch này sẽ được trưng bày tại Bảo tàng Scarborough và Bảo tàng Rotunda.

Theo CNN

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.