Phát hiện chất nghi gây ung thư trong cốc, hộp xốp

Các nhà khoa học cảnh báo, một hóa chất được sử dụng trong cốc xốp, hộp đựng cơm bằng xốp và các đồ chứa thực phẩm dùng 1 lần khác, có thể gây ung thư.
Phát hiện chất nghi gây ung thư trong cốc, hộp xốp

Trong khuyến cáo mới nhất của mình, Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia Mỹ khẳng định: Chất styrene vốn tồn tại phổ biến trong cốc xốp, hộp đựng cơm bằng xốp và các đồ chứa thực phẩm dùng một lần, có thể đủ căn cứ để coi là một chất gây ung thư ở người. Kết luận do một nhóm gồm 10 chuyên gia về chất độc, hóa học và y tế, rút ra từ những nghiên cứu và khảo cứu phân tích của họ.

Tuy nhiên, báo Newsday dẫn lời của TS Jane Henney - Trưởng nhóm nghiên cứu, nhấn mạnh, đây là kết luận của một quá trình đánh giá rủi ro. 

TS Henney, người từng giữ vị trí đứng đầu Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ dưới thời cựu Tổng thống Bill Clinton, giải thích: "Tuyên bố đồng nghĩa có bằng chứng khoa học cho thấy chất styrene gây ung thư, nhưng có thể còn có những lý giải thay thế, chẳng hạn như sự may rủi, sai lệch hoặc các yếu tố nhầm lẫn".

Ông Henney nói thêm, bằng chứng về việc styrene hiện chưa rõ ràng như bằng chứng về sự nguy hại của thuốc lá.

Khuyến cáo mới của Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia Mỹ phù hợp với cảnh báo của cơ quan này cách đây 3 năm, khi những lo ngại tăng cao về khả năng liên quan giữa styrene và bệnh ung thư.

Dẫu vậy, Hội đồng Hóa học Mỹ từng lên tiếng bảo vệ styrene khi tuyên bố: "Chất dẻo polystyrene đã được sử dụng trong các sản phẩm liên quan đến thực phẩm, chẳng hạn như cốc xốp đựng cà phê, hộp xốp đựng cơm hay đồ ăn sẵn, thìa dĩa, suốt hơn 5 thập niên qua.

Polystyrene đã được các cơ quan quản lý tái xét duyệt là dường như an toàn cho sử dụng tiếp xúc với thực phẩm. 

Ví dụ như, polystyrene đã đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ cũng như Cơ quan an toàn thực phẩm châu Âu thuộc Ủy ban châu Âu, đối với việc dùng trong đóng gói để lưu trữ và đựng thức ăn".

Hồi đầu tháng này, các nhà khoa học Anh đã gióng lên hồi chuông báo động rằng, hơn 170 hóa chất nguy hiểm, bao gồm cả styrene, đang được sử dụng hợp pháp để sản xuất bao bì sản phẩm. 

Diễn đàn bao bì thực phẩm cảnh báo thêm rằng, các chất độc hại, vốn được phát hiện gây ung thư và làm khởi phát những biến đổi gen, có thể ngấm vào thực phẩm mà chúng chứa đựng.

Nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Food Additives and Contaminants từng phát hiện khoảng 175 hóa chất với các ảnh hưởng khác nhau. 

Những chất này tác động đến sự sản sinh tinh trùng, gây dị dạng cơ quan sinh dục và hủy hoại quá trình sản sinh hoóc môn trong cơ thể. 

Tuy nhiên, Cơ quan tiêu chuẩn thực phẩm châu Âu trấn an người tiêu dùng rằng, tất cả các bao bì thực phẩm đều đáp ứng tiêu chuẩn và rằng sự tồn tại của các hóa chất không có gì đáng lo ngại nếu chúng được sử dụng trong giới hạn cho phép.

Theo vietnamnet/Daily Mail
ThS Nguyễn Trọng Minh - Giám đốc Công ty CP Công nghệ GRAC giới thiệu về công nghệ tại hội thảo.

Quản lý rác thải bằng công nghệ số

GD&TĐ - Thay vì quản lý và thu gom rác cách truyền thống, có thể ứng dụng CN 4.0 xây dựng mạng lưới quản lý và thanh toán online bằng phần mềm Grac.
ThS Nguyễn Hoài Phong giới thiệu đồng hồ nước thông minh.

Hệ thống đo lường nước thông minh

GD&TĐ - Hệ thống đo lường nước thông minh là giải pháp cải tiến công nghệ do các nhà khoa học Trường Đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TPHCM) phát triển.
Nhóm sinh viên ngành Kỹ thuật Nhiệt và TS Lê Kiều Hiệp giảng viên hướng dẫn, nhận phần thưởng cho đề tài nghiên cứu. Ảnh: TG

Sinh viên Bách khoa lan tỏa lối sống xanh

GD&TĐ - Bằng kiến thức đa ngành cùng cách tiếp cận mới, các nghiên cứu khoa học của sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội đã hướng đến bảo vệ môi trường.
Sản phẩm quả cam của nhóm nghiên cứu thực hiện.

Phân ure nhả chậm made in Việt Nam

GD&TĐ - Đề tài đã mở ra hướng sử dụng nguồn phụ phẩm, nguyên liệu trong nước để sản xuất phân ure nhả chậm nói riêng và phân bón nhả chậm nói chung.
Robot Valkyrie sẽ trải qua một thử nghiệm mới ở Australia với tư cách là người chăm sóc từ xa. Ảnh: NASA

Ra mắt robot thế hệ mới

GD&TĐ - Công ty khởi nghiệp về robot Apptronik (Mỹ) đang triển khai dự án robot xử lý những công việc 'buồn tẻ, bẩn thỉu và nguy hiểm' thay con người.