Phát hiện 2 quả bom trong kế hoạch dội bom dập núi lửa của Mỹ

Phát hiện 2 quả bom trong kế hoạch dội bom dập núi lửa của Mỹ

Theo thông tin từ Đài Quan sát núi lửa Hawaii (HVO), chiến lược “ném bom vào núi lửa” liệu có hiệu quả hay không vẫn còn là vấn đề cần gây tranh cãi.

Nhưng vào thời điểm đó, dòng dung nham thực sự bắt đầu chậm lại vào ngày hôm sau và người đàn ông lên ý tưởng này đã tuyên bố chiến thắng. Tuy nhiên, các nhà khoa học đến ngày nay vẫn tin rằng dòng chảy chậm lại gần như chắc chắn là một sự trùng hợp.

Hai quả bom rỉ sét được tìm thấy bởi nhà thám hiểm Kawika Singson, người leo trên lãnh địa dung nham của Mauna Loa vào ngày 16/2 và tình cờ tìm thấy chúng bên trong một ống dung nham. Chiến lược đánh đánh bom để chặn dòng dung nham được thử vào năm 1935 và 1942.

Tuy nhiên, những quả bom mà Singson tìm thấy là từ nỗ lực năm 1935. Chúng là những “quả bom con trỏ” nhỏ, chỉ chứa một lượng chất nổ nhỏ và được sử dụng để nhắm vào một bộ bom công phá 20 MK I, mỗi quả bom chứa 355 pound (161 kg) TNT.

Ý tưởng thả bom vào Mauna Loa xuất phát từ người sáng lập HVO, nhà nghiên cứu núi lửa Thomas A. Jaggar. Vào tháng 11/1935, Mauna Loa bắt đầu phun trào và một lỗ thông hơi trên sườn phía Bắc của núi lửa tràn nham thạch ra thành cái ao lớn dần.

Tháng 12 năm đó, ao nham thạch bị vỡ và dòng dung nham tiến về thành phố Hilo ở Hawaii với tốc độ 1,6 km/h. Chẳng mấy chốc, dung nham sẽ tràn xuống sông Wailuku, đe dọa tới nguồn cung cấp nước của Hilo.

Thomas A. Jaggar đã liên lạc với Quân đoàn Không quân Quân đội Hoa Kỳ. Ông hy vọng rằng, việc thả bom gần nguồn của dòng chảy sẽ mở ra những dòng chảy mới tại các lỗ thông hơi dung nham, chuyển hướng dòng sông nham thạch ra khỏi Wailuku. “Mục đích của chúng tôi không phải là ngăn chặn dòng dung nham, mà là bắt đầu lại từ đầu nguồn để nó chảy sang hướng khác”, ông nói trên một đài phát thanh vào thời điểm đó.

Điều đó đã không xảy ra. Các quả bom rơi vào ngày 27/12, nhưng không tạo ra bất kỳ hoạt động phun trào mới nào trên các lỗ thông hơi. Tuy nhiên, dòng dung nham đã chậm lại và vụ phun trào của lỗ thông hơi dừng lại vào ngày 2/1. Thomas A.

Jaggar gọi đó là một thành công, tuyên bố rằng dòng dung nham sẽ không dừng lại nhanh chóng như vậy nếu bom không được thả xuống. Năm 1939, sau khi vụ phun trào kết thúc, ông đã đến thăm các địa điểm ném bom.

“Không nghi ngờ gì chính cách phá ống dung nham ban đầu đã làm chậm chuyển động của dòng chảy. Tốc độ trung bình của dòng dung nham trong 5 ngày sau vụ ném bom là khoảng 305 mét mỗi ngày. Trong 7 ngày trước vụ ném bom, tốc độ dung nham là 1,6 km/ngày”,

Jagger cho biết. Nhưng đây không phải là điều Jagger dự kiến sẽ xảy ra; ông nghĩ rằng những quả bom sẽ kích hoạt dòng dung nham mới theo các hướng khác nhau. Và một cuộc điều tra trong thập niên 70 cho thấy sự giải thích của ông về việc ném bom đã hoạt động tốt như thế nào hoàn toàn mang tính ảo tưởng.

Ngày nay, các nhà khoa học của HVO nghĩ rằng vụ đánh bom của Jagger xảy ra vào thời điểm dòng dung nham đã suy yếu dần. Có thể đôi khi việc nghi binh cũng đem lại hiệu quả, họ viết vào năm 2014, nhưng cần nỗ lực khổng lồ để thực hiện và chỉ có thể trì hoãn điều không thể tránh khỏi, nếu thiên nhiên đã định đoạt kết quả.

Theo Livescience

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

'Nỗi ám ảnh' của ông Trump

GD&TĐ - Một trong những quốc gia được nhắc nhiều và chịu ảnh hưởng ngay trong ngày nhậm chức của Tổng thống Mỹ Donald Trump là Mexico.