(GD&TĐ) – Hai hố đen lớn nhất – mỗi hố lớn hơn Mặt trời khoảng 10 tỉ lần – đã vừa được các nhà khoa học phát hiện.
Những chiếc hố đen này lớn đến nỗi làm cho hệ Mặt trời nhỏ lại và nó nằm cách Trái đất 270 triệu năm ánh sáng tại 2 dải ngân hà có hình elip.
|
Hình minh họa dải ngân hà NGC 3842 (nền), và hố đen đang tác động lên các ngôi sao (ở giữa |
Tất cả các dải ngân hà khổng lồ đều được cho là chứa những hố đen siêu lớn.
Cặp dải ngân hà mới có tên NGC 3842 và NGC 4889 lớn hơn khoảng 1,5 lần so với dải ngân hà có độ lớn kỷ lục có 6,8 tỉ mặt trời.
Giáo sư Chung – Pei Ma, của ĐH California và các đồng sự đã sử dụng các dữ liệu thu thập từ kính viễn vọng ở Hawaii và kính Hubble để phát hiện những hố đen bằng cách phân tích chuyển động của những ngôi sao bị chúng hút vào.
Những hố đen rất khó phát hiện bởi vì sức hút khổng lồ của nó có thể nuốt tất cả mọi thứ vào bao gồm cả ánh sáng và bức xạ.
|
Một trong những hỗ đen siêu lớn bao quanh bởi các ngôi sao |
Hố đen là hiện tượng vũ trụ lạ nhất mà chúng ta biết tới. Sức hút của nó lớn đến nỗi mà những định luật vật lý thông thường không áp dụng được.
Nhà vật lý Stephen Hawking đã cho rằng những hố đen có thể mất năng lượng sau hàng tỉ năm và cuối cùng sẽ bốc hơi, tuy nhiên các nhà thiên văn vẫn chưa quan sát được hiện tượng này.
Hà Châu (Theo Mail Online)