1. Không nói xấu sau lưng người khác
“Tôi nguyện không nói lỗi lầm của những người khác”, đây là một trong những lời nguyện của Bồ Tát. Vốn dĩ sống trên đời, ai cũng mang một câu chuyện, một nỗi khổ tâm riêng. Thứ bạn nghe được không phải toàn bộ sự thật. Thứ bạn nhìn thấy không phải là toàn cảnh. Vậy nên, đừng vội vã đánh giá, nhất là gièm pha, nói xấu sau lưng.
2. Không nói lời ngông cuồng
Phật dạy: khiêm tốn là đỉnh cao của trí tuệ, còn tự cao tự đại chính là thất bại lớn nhất của đời người. Con người khi thành công, dù lớn hay nhỏ, nếu mất kiểm soát bản thân, dương dương tự đắc, được thế hiếp người, cuối cùng sẽ mất hết tất cả. Khi bị cười vào mặt sẽ càng đau đớn hơn gấp trăm lần.
Còn người thất bại, chẳng có gì ngoài hai bàn tay trắng, nếu không biết giữ mồm giữ miệng, kính trước nhường sau, cả đời sẽ không ngóc đầu lên được. Thậm chí họ còn bị cô lập, khinh ghét, thân cô thế cô, có thể rước đại họa vào thân bất cứ lúc nào.
Bởi kẻ tự mãn, tự cho mình là tài giỏi dễ gặp phải thất bại vì sự đố kị, ganh ghét của nhiều người. Thế nên, người tức thời hãy biết cúi đầu, hạ mình xuống một phép. Đó không phải là nhục, mà là đỉnh cao nhẫn nhịn. Tất có thể chuyển bại thành thắng.
3. Không phàn nàn khi gặp chuyện
Vốn dĩ, giữa đất trời mênh mông vô tận, con người chỉ là một hạt cát nhỏ nhoi, lời phàn nàn của một hạt cát liệu có đáng được để tâm.
Nghe có vẻ nghiệt ngã, nhưng cuộc đời này là vậy. Phật dạy: gặp chuyện chớ nên phàn nàn, ca thán cho cả thiên hạ đều biết. Bởi suy cho cùng thì nó cũng sẽ chẳng mang lại ích lợi gì.
Chuyện rắc rối bạn đang gặp, lời phàn nàn cũng chẳng giúp nó khá hơn. Càng than vãn càng sinh hận, tâm trí càng nhuốm đen, người thân mệt mỏi, bạn bè ngột ngạt.
Cuối cùng chẳng ai muốn ở lại, chỉ muốn tránh càng xa càng tốt. Hãy xem khó khăn là động lực và cố gắng vượt qua để đạt được thành công. Và nhớ tu miệng trước khi tu thân để đời đời hưởng phúc.