Lời khai man rợ của kẻ hành hạ bé 3 tuổi đến chết

GD&TĐ - Mỗi khi thấy con riêng (03 tuổi) của vợ hờ tè dầm, Trần Văn Khởi tức giận và dùng các hình thức như thời trung cổ tra tấn cháu bé. Nhiều lần như vậy cháu bé tội nghiệp đã tử vong.

Đối tượng Trần Văn Khởi. Ảnh: DT
Đối tượng Trần Văn Khởi. Ảnh: DT

Ngày 3/12, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Kiên Giang đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với Trần Văn Khởi (26 tuổi, trú tại thị trấn Thứ 11, huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang) về hành vi giết người. Nạn nhân là cháu L.T.T.V (3 tuổi) con riêng của vợ "hờ" đối tượng.

Theo Cơ quan điều tra, từ tháng 8/2021, Khởi và Nguyễn Thị H. (23 tuổi) chung sống với nhau như vợ chồng. Chị H. có 3 người con riêng, trong đó có bé V. sống cùng với H. và Khởi.

Trong thời gian sống chung, mỗi lần thấy bé V. tiểu tiện trong quần, Khởi bực bội, nhiều lần đánh đập bé V. Thậm chí Khởi dùng điếu thuốc lá đang cháy châm vào miệng hay dùng kìm nhổ răng của bé V... Trên cơ thể cháu V. có nhiều thương tích.

Khởi khai nhận, vào khoảng 6h sáng 18/11, khi phát hiện con riêng của vợ tiểu tiện trong quần, anh ta đã đánh đập làm cháu bé bị thương nặng.

Sau khi thấy bé V. có biểu hiện bất thường, Khởi và H. đã đưa bé đến Trung tâm Y tế huyện An Minh để thăm khám, nhưng nạn nhân đã tử vong trước đó.

Lo lắng sự việc bị phát hiện, Khởi và H. mang thi thể cháu V. về chôn tại ấp Ngã Bát (xã Đông Hưng B, huyện An Minh). Sau đó, Khởi bỏ trốn khỏi địa phương.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

215 học sinh khối 5 của Trường Tiểu học Phú Thọ đồng diễn ngày hội toàn thắng. Ảnh: HK.

Vun bồi lòng yêu nước cho trò

GD&TĐ - Các trường học trên địa bàn TPHCM tổ chức nhiều chương trình nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, tự hào dân tộc.

Gia đình cần chủ động hỗ trợ con tiếp cận với công nghệ. Ảnh minh họa: ITN

Căng thẳng tâm lý ở học sinh

GD&TĐ - Học sinh đang phải đối mặt với hàng loạt áp lực từ đạt điểm cao đến xử lý thông tin đa chiều trên mạng xã hội...

Thiếu tướng Lưu Xuân Cải và câu chuyện bước ra từ lịch sử.

'Người lính già' kể chuyện sinh tử ở thành cổ Quảng Trị

GD&TĐ - Ở độ tuổi “xưa nay hiếm” nhưng Thiếu tướng Lưu Xuân Cải - nguyên Phó Tham mưu trưởng Quân khu 3, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh TP Hải Phòng vẫn giữ được dáng vẻ nhanh nhẹn. Gương mặt cương nghị, giọng nói hào sảng, ở ông toát lên bản lĩnh của người lính “cụ Hồ” từng trải qua chiến trận. Câu chuyện ông kể về cuộc chiến ở thành cổ Quảng Trị năm nào vẫn hiện ra đầy sống động.

Tác giả (thứ 2 bên trái) về dự họp mặt giáo dục truyền thống kháng chiến khu Trung Nam Bộ lần thứ XI. Ảnh: NVCC

Những ngày dạy học ở vùng giải phóng miền Nam

GD&TĐ - Sau Hiệp định Paris về Việt Nam (27/1/1973), tôi đang dạy học ở Quảng Ninh thì được điều động vào vùng giải phóng khu Trung Nam Bộ. Gọi là vùng giải phóng nhưng đó chỉ là những vùng rừng không dân mà chỉ có các cơ quan dân sự và nhiều đơn vị quân sự. Vùng rừng này có chỗ là đất của Campuchia, có chỗ của Việt Nam, lại cũng có chỗ chưa được minh định.

Quán Nhan Hương nằm trong khuôn viên Thảo Cầm Viên (Quận 1, TPHCM), là căn cứ hoạt động bí mật của lực lượng Biệt động Sài Gòn trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.

Quán biệt động trong lòng Thảo Cầm Viên

GD&TĐ - Ẩn mình giữa những tán cây rậm rạp của Thảo Cầm Viên (Quận 1, TPHCM), quán Nhan Hương đã hoạt động bí mật sát cạnh nhiều cơ quan đầu não của Mỹ trong hơn một thập kỷ và đóng góp vào nhiều chiến thắng quan trọng của Biệt động Sài Gòn.