Pháp: Hình phạt đối với nhựa không tái chế

GD&TĐ - Pháp dự kiến sẽ áp đặt 1 hệ thống phạt trong năm tới để tăng chi phí hàng tiêu dùng đóng gói bằng bao bì nhựa không thể tái chế nhằm thành công 1 phần trong việc thực hiện cam kết chỉ sử dụng nhựa tái chế trên toàn quốc tính từ năm 2025 trở đi, theo như tiết lộ của 1 quan chức thuộc Bộ Môi trường vào ngày Chủ nhật.

Rác thải nhựa đang là vấn nạn cho môi trường
Rác thải nhựa đang là vấn nạn cho môi trường

Bà Brune Poirson, Quốc vụ khanh về quá trình chuyển đổi sinh thái cho biết, động thái này chỉ là 1 trong số nhiều hoạt động sẽ được thực thi trong những năm tới, bao gồm cả kế hoạch hoàn trả tiền đặt cọc cho các chai nhựa.

“Tuyên chiến với nhựa là không đủ. Chúng ta cần biến đổi hoàn toàn nền kinh tế của Pháp” - trích 1 tuyên bố của bà Poirson trên tờ Journal du Dimanche. Theo kế hoạch mới, các sản phẩm đóng gói bằng nhựa tái chế có thể rẻ đi tới khoảng 10%, bà Poirson cho biết thêm.

Flore Berlingen từ Hiệp hội Zero Waste France trao đổi: “Chúng tôi hy vọng các công ty sẽ thay đổi theo luật mới để khách hàng không phải là người phải chịu phạt khi mua bán”.

Emmanuel Guichard từ Liên đoàn Elipso của các nhà sản xuất bao bì nhựa tỏ ra thận trọng chào đón bộ luật mới: “Đối với chai nhựa, việc đem tới sự lựa chọn cho khách hàng là hoàn toàn có thể. Nhưng chúng ta không thể quên các mặt hàng khác. Ví dụ như sữa chua, cho tới nay vẫn chưa có nhựa tái chế thay thế cho các hộp sữa chua”.

Những hình ảnh phổ biến trên các phương tiện truyền thông về động vật biển chết ngạt bởi nhựa hoặc các đợt “xả bao bì nhựa” (hành động tháo bỏ bao bì nhựa trả lại nơi bán và mang sản phẩm về bằng bao bì tái chế tự đem theo) của khách hàng ở các siêu thị đã bắt đầu kích thích phản ứng chính trị trên toàn thế giới.

Fanny Vismara, 1 người chuyên tổ chức chống các đợt “xả bao bì nhựa” ở Pháp cho biết, phương án mới của chính phủ mới chỉ là 1 phần của giải pháp chưa hoàn chỉnh vì chỉ thúc đẩy tái chế chứ chưa giảm được việc sử dụng nhựa. Cô lưu ý rằng thủy tinh có thể “tái chế vô hạn lần”, khác với nhựa.

Theo thống kê, khoảng 60 triệu người tiêu dùng Pháp hiện đang tái chế được khoảng 25% toàn bộ lượng nhựa sử dụng trong nước.

Họ đã cấm việc sử dụng túi nhựa dùng 1 lần tại các siêu thị trừ khi có thể phân hủy và khuyến khích mọi người tự đem túi đi mua sắm. Chính phủ Pháp cũng đặt mục tiêu tăng thuế đối với việc chôn lấp rác ở các bãi thải trong khi cắt giảm thuế đối với các hoạt động tái chế trong nỗ lực giải quyết hàng tấn nhựa được tuồn ra đại dương mỗi năm.

Chuỗi siêu thị Carrefour và Leclerc cho biết, họ sẽ ngừng việc bán các ống hút nhựa trong những tháng tới trước khi pháp luật bắt đầu ra lệnh cấm vào năm 2020.

Ủy ban châu Âu cũng muốn cắt giảm mạnh các sản phẩm nhựa dùng 1 lần và trong tháng 5 đã tuyên bố các luật yêu cầu sử dụng vật liệu thay thế và ưu đãi cho doanh nghiệp. Sản xuất nhựa đã tăng lên hơn 40% trên toàn cầu trong vòng 10 năm qua, với phần lớn được sử dụng cho việc đóng gói.

Theo AFP

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT.

Truyện ngắn: Hồi ức khó quên

GD&TĐ - Tôi từng nghĩ rằng mình có thể hóa thành một chiếc ô, chỉ dựa vào sức lực và ý chí của bản thân để che chở cho cả gia đình trước những cơn giông bão của cuộc đời.

Minh họa/INT.

Nhạc kịch Việt tự tin 'cất cánh'

GD&TĐ - Nhạc kịch 'Giấc mơ Chí Phèo' của Nhà hát Ca Múa Nhạc Thăng Long đang được khởi động bán vé cho suất công diễn cuối tháng 12.