Pháo tự hành tầm xa M1989 Koksan Triều Tiên được phát hiện ở Nga

GD&TĐ - Lựu pháo tự hành tầm xa M1989 Koksan cỡ 170 mm của Triều Tiên đã được phát hiện lần đầu tiên ở Nga khi đang trên đường sắt.

Pháo tự hành tầm xa M1989 Koksan Triều Tiên được phát hiện ở Nga

Bức ảnh đầu tiên về vũ khí này đã được một số cơ quan truyền thông Nga đăng tải. Hiện tại địa điểm và thời gian chính xác vẫn chưa được xác định, tuy nhiên trước đó tình báo Ukraine đã thông tin về việc huấn luyện binh sĩ Nga trên các khẩu pháo tự hành của Triều Tiên.

Thân xe cơ sở của phương tiện cơ giới xuất hiện trên sân ga có hình dáng phù hợp và sơ đồ đặc trưng của khung gầm bánh xích với 5 hàng bánh chịu lực của pháo tự hành M1989 Koksan.

Hệ thống pháo này sử dụng cỡ nòng 170 mm khá độc đáo, kết hợp với nòng dài sẽ mang lại tầm bắn xa. Theo dữ liệu hiện có, tầm bắn của đạn thông thường đạt tới 40 km, trong khi đối với đạn tăng tầm, chỉ số này là gần 60 km. Tốc độ bắn rất chậm, chỉ 1 - 2 phát trên 5 phút.

Tuy vậy tầm bắn như trên vẫn vượt xa đáng kể khả năng của tất cả các loại pháo nòng dài của Nga, chỉ có loại 2S7 Pion cỡ 203 mm từ thời Liên Xô với đạn lắp tầng đẩy phụ là có thể so sánh.

photo-2024-11-14-13-42-03-e1731585505761.jpg
Pháo tự hành M1989 Koksan của Triều Tiên được phát hiện trên đất Nga.

M1989 Koksan là tên gọi thông thường của hệ thống pháo tự hành nặng 40 tấn của Triều Tiên, lần đầu tiên được nhìn thấy tại cuộc duyệt binh ở thành phố Koksan năm 1989. Đây là bước cải tiến từ bản cơ sở M1978, được phát triển từ những năm 1970.

Pháo tự hành Koksan là một mẫu vũ khí "chiến lược" của Triều Tiên, được phát triển trước khi xuất hiện các loại tên lửa dẫn đường có khả năng thực hiện các cuộc tấn công sâu vào thủ đô Hàn Quốc qua đường phân giới.

Phiên bản M1978 đã được sử dụng trong cuộc chiến tranh Iran - Iraq, cụ thể là trận đánh diễn ra vào tháng 1 năm 1987 trong chiến dịch Karbala-5 ở khu vực Basra. Koksan được Iran sử dụng cho những trận oanh tạc lớn bằng pháo binh, đặc biệt khi sử dụng đạn tăng tầm để bắn ở cự ly tối đa.

Ngày nay, loại vũ khí này vẫn có thể gây ra mối đe dọa đáng kể khi trở thành phương tiện phục vụ tác chiến phản pháo, có thể "tiếp cận" các vị trí bắn của pháo tầm xa Ukraine, đặc biệt là PzH 2000, CAESAR và 2S22 Bogdana.

Ngoài ra, sự xuất hiện của những hệ thống Koksan trong kho vũ khí của Quân đội Nga sẽ giúp họ tiếp cận với kho đạn 170 mm, đặc biệt khi lượng đạn dự trữ của Triều Tiên vẫn còn nguyên cho đến gần đây.

Những trận chiến ác liệt vẫn đang diễn ra tại khu vực Kursk.
Theo Militarnyi

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Loài khỉ Jigokudani ngâm mình trong nước nóng vào mùa Đông.

Động vật tránh rét như thế nào?

GD&TĐ - Đào hang, tắm suối nước nóng, 'sống chậm' là những cách giúp các loài động vật chống chọi với cái rét khắc nghiệt trong tự nhiên.

Công ty TNHH DIGI TEXX Việt Nam ký kết Biên bản ghi nhớ với các Trung tâm GDNN - GDTX trên địa bàn tỉnh Hậu Giang. Ảnh: CTV

Trung tâm GDTX - GDNN: Vực dậy cách nào?

GD&TĐ - Đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo… là những giải pháp căn cơ để các trung tâm GD nghề nghiệp - GD thường xuyên tồn tại và phát triển bền vững.

Rashford công khai đòi rời Man Utd

Rashford công khai đòi rời Man Utd

GD&TĐ - Marcus Rashford tuyên bố "sẵn sàng cho thử thách mới" sau khi bị gạch tên khỏi trận Man Utd thắng Man City 2-1 ở vòng 16 Ngoại hạng Anh.

Học sinh Trường PTDTBT Tiểu học xã Nậm Ban, Mèo Vạc (Hà Giang). Ảnh minh họa: Nguyễn Lâm

Nỗi sợ của người thầy!

GD&TĐ - Bao giờ các bậc thầy cô giáo mới được quyền giáo dục con trẻ như chính cha mẹ giáo dục con cái “thương cho roi cho vọt”...

Trà từ lõi ngô của nhóm sinh viên Đại học Duy Tân.

Sinh viên chế biến trà từ lõi ngô

GD&TĐ - Trà từ lõi ngô thơm ngon, giàu chất oxy hóa, vị ngọt thanh, không sinh năng lượng, tốt cho người tiểu đường, người ăn kiêng là sản phẩm của nhóm SV ĐH Duy Tân.