Quyển phao có kích cỡ bằng hộp diêm, chữ bé như hạt gạo, là loại phao thi phổ biến trong giới học trò đời Minh và Thanh (1368 - 1911). Thí sinh thường may quyển phao vào gấu áo hoặc đế giày để qua mặt giám thị mang vào trường thi, Long Guisheng, giám đốc một hiệu sách cổ ở Hồ Nam cho biết.
Theo SCMP, chế độ khoa bảng diễn ra suốt 1.300 năm trong lịch sử Trung Quốc, đề thi thường dựa vào những sách cổ như các tác phẩm của Khổng Tử.
Năm 2009, một quyển phao từng được phát hiện ở thành phố Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông. Quyển phao có 160 trang, dài 6 cm, rộng 5 cm, viết hơn 140.000 chữ. Một quyển phao khác từng được tìm thấy ở tỉnh Hải Nam có 32 trang, chứa 32 triệu ký tự, có giá tới 10.700 USD.
Shi Xiaoyan, phó chủ tịch Hội các nhà sưu tập Trung Quốc cho biết giá trị những quyển sách, tranh vẽ và đồ sứ cổ đại Trung Quốc thường rất cao. Tuy nhiên, ông không tiết lộ danh tính chủ nhân quyển phao triển lãm ở Trường Sa cũng như giá trị của nó.