Pháo đài lớn cuối cùng của Ukraine ở Luhansk trước nguy cơ thất thủ

GD&TĐ - Giao tranh gia tăng vào cuối tuần tại Lysychansk, pháo đài lớn cuối cùng của Ukraine ở tỉnh Luhansk. Một cố vấn của Tổng thống Zelensky thừa nhận thành phố này có thể thất thủ.

Khói và ngọn lửa bốc lên sau một cuộc tấn công quân sự vào một khu phức hợp của Nhà máy Hóa chất Azot của Sievierodonetsk, khi cuộc tấn công của Nga vào Ukraine tiếp diễn.
Khói và ngọn lửa bốc lên sau một cuộc tấn công quân sự vào một khu phức hợp của Nhà máy Hóa chất Azot của Sievierodonetsk, khi cuộc tấn công của Nga vào Ukraine tiếp diễn.

Các lực lượng Nga đã chiếm giữ thành phố Sievierodonetsk ở đối diện sông Siverskiy Donets vào tháng trước sau một số cuộc giao tranh khốc liệt nhất trong cuộc chiến.

Đại sứ Nga tại Cộng hòa nhân dân Lughansk Rodion Miroshnik nói với truyền hình Nga rằng “Lysychansk đã bị kiểm soát” nhưng “thật không may, nó vẫn chưa được giải phóng”.

Trong khi đó truyền thông Nga công bố video lực lượng dân quân Luhansk diễu hành trên đường phố Lysychansk vẫy cờ và cổ vũ. Tuy nhiên, phát ngôn viên Lực lượng Vệ binh Quốc gia Ukraine Ruslan Muzychuk nói với truyền hình Ukraine rằng thành phố vẫn nằm trong tay Ukraine.

Cố vấn Arestovych của Tổng thống Ukraine cho biết các lực lượng Nga cuối cùng đã vượt qua sông Siverskiy Donets và tiếp cận thành phố trên từ phía bắc.

Ông cho rằng nếu Lysychansk bị thất thủ, về mặt chiến lược, lực lượng Nga sẽ khó tiếp tục tấn công. Hàng tiền tuyến sẽ phẳng hơn và sẽ có một cuộc tấn công trực diện thay vì từ hai bên cánh. Người Nga sẽ phải tập trung đánh chiếm 6 thành phố lớn ở khu vực phía đông Donbass và với mỗi thành phố, lực lượng của họ sẽ ngày càng bị dàn trải mỏng hơn.

“Càng nhiều vũ khí phương Tây ra mặt trận, bức tranh càng thay đổi theo chiều hướng có lợi cho Ukraine” – ông nói.

Ukraine đã nhiều lần kêu gọi phương Tây ủng hộ vũ khí khi nói rằng lực lượng của họ đang thiếu vũ khí.

Theo Reuters

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Những ngày tháng Bảy, Khu di tích lịch sử Quốc gia Truông Bồn tiếp đón hàng chục đoàn du khách từ khắp nơi tìm về mỗi ngày, trong đó có nhiều đoàn học sinh cùng thầy cô giáo. Ảnh minh họa: ITN

Cảm thụ văn học: Khúc tráng ca bất tử

GD&TĐ - Với lòng xúc động và cảm kích về sự hy sinh anh dũng của các chiến sĩ, nhà thơ Vương Trọng đã sáng tác “Khúc tưởng niệm liệt sĩ Truông Bồn”...

Trường ĐH Thủy lợi tổ chức thăm và tặng quà gia đình có công ở tỉnh Bắc Giang. Ảnh: NTCC

Tri ân những mất mát, hy sinh

GD&TĐ - Ngành Giáo dục các địa phương, trường học đã có nhiều hoạt động để lan tỏa lòng biết ơn đến gia đình có công.

9 cách học làm người con hiếu thuận

9 cách học làm người con hiếu thuận

GD&TĐ - Người ta nói "nhìn cha mẹ sẽ ra con cái, nhìn con cái sẽ biết cha mẹ chúng là ai?”. Trước khi muốn làm cha mẹ tốt hãy học cách làm đứa con tử tế.

Trọng Văn (bên trái) tham gia thắp nến tri ân tại đền thờ liệt sĩ Thị trấn Mỏ Cày (Bến Tre). Ảnh: NVCC

Tuổi trẻ và tháng 7

GD&TĐ - Tháng 7, "thế hệ gen Z" tìm về nguồn cội, bày tỏ lòng tri ân sâu sắc với những người đã ngã xuống vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc...

Buổi nghe kể chuyện về lịch sử của học sinh Trường THCS Vừ A Dính (Tuần Giáo) thông qua những bức ảnh về chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh: Xuân Văn

Thắp sáng truyền thống cách mạng

GD&TĐ - Mỗi dịp Hè, ngành Giáo dục Điện Biên tổ chức nhiều hoạt động thiết thực nhằm thắp sáng truyền thống cách mạng, khơi dậy tinh thần yêu nước...