Phản ứng bất ngờ của Tiến Linh sau ‘bão’ chỉ trích tại SEA Games 31

GD&TĐ - SEA Games 31 đã kết thúc theo cách hoàn hảo nhất với chiếc huy chương vàng cho tuyển U23 Việt Nam. Thế nhưng xuyên suốt giải, các cầu thủ và ban huấn luyện đã chịu sức ép không hề nhỏ.

Tiến Linh là người nhận vê vô số chỉ trích nhưng anh đã vượt qua tất cả.
Tiến Linh là người nhận vê vô số chỉ trích nhưng anh đã vượt qua tất cả.

Tuyển U23 Việt Nam đã bảo vệ thành công tấm huy chương vàng SEA Games với kỷ lục không một lần để thủng lưới. Mặc dù được đánh giá là ứng cử viên số một của giải đấu nhưng suốt hành trình, các học trò của HLV Park Hang Seo phải chịu rất nhiều áp lực.

U23 Việt Nam đã giành ngôi đầu bảng A một cách thuyết phục, vượt qua Malaysia bằng thế trận áp đảo. Hùng Dũng và các đàn em thẳng tiến đến trận chung kết mà chưa một lần để đối phương chọc thủng lưới.

Dù áp đạo mọi đối thủ nhưng khá bất ngờ là tuyển U23 Việt Nam chịu nhiều dò xét, nhất là việc chỉ ghi sáu bàn ở vòng bảng. Hàng công thi đấu không thuyết phục và Tiến Linh là người "lĩnh đủ". 

Kể từ khi ông Park công bố 3 cầu thủ quá tuổi dự SEA Games 31, Tiến Linh là cái tên gây tranh cãi. Và mỗi khi cầu thủ này thi đấu không tốt, lập tức cả làn sóng chỉ trích hướng về tiền đạo quê Hải Dương.

Thậm chí, ở trận bán kết, Tiến Linh là người đã ghi bàn duy nhất ở hiệp phụ đưa U23 Việt Nam vào chung kết nhưng anh vẫn tiếp tục bị chỉ trích. Một số CĐV quá khích đã chặn xe yêu cầu HLV Park gạch tên anh ở trận chung kết. 

Thế nhưng, ông thầy người Hàn vẫn tuyệt đối tin tưởng vào số 9. Ở trận chung kết gặp U23 Thái Lan, dù không ghi bàn nhưng chính Tiến Linh là người đã có đường mở bóng rất "sáng nước" để Phan Tuấn Tài tạt bóng cho Nhâm Mạnh Dũng ghi bàn bằng đầu đẳng cấp.

U23 Việt Nam đã vượt qua U23 Thái Lan bảo vệ thành công huy chương vàng môn bóng đá nam SEA Games. Hàng triệu người Việt vỡ òa sung sướng. 

Sau trận đấu, HLV Park chia sẻ: "SEA Games là giải đấu có quá nhiều ý nghĩa với tôi. Hai năm trước, tôi và các cầu thủ U23 giúp Việt Nam giành HC vàng bóng đá nam đầu tiên ở SEA Games sau 60 năm. Còn lần này, SEA Games diễn ra trên sân nhà. Tôi thấy có thêm trách nhiệm, vì người hâm mộ kỳ vọng rất nhiều.

Tôi cảm nhận các cầu thủ cũng cố gắng hết sức. Đây là trận đấu cuối cùng của tôi với lứa U23, nên tôi bị stress nặng. Tất nhiên, tôi cũng có nhiều cảm xúc và thấy có trách nhiệm hơn. Tôi muốn cảm ơn các cầu thủ, người hâm mộ...".

Với cá nhân Tiến Linh, ngay sau trận chung kết cảm xúc của anh như vỡ òa. Anh cảm ơn người hâm mộ mà không kìm được những giọt nước mắt cảm xúc. Tiến Linh gọi khoảnh khắc này là "có một không hai".

Về những chỉ trích nhắm vào mình suốt SEA Games vừa qua, Tiến Linh chia sẻ với báo giới: "Tôi cũng có xem những đánh giá về mình ở trên mạng xã hội. Có người thì động viên nhưng cũng rất nhiều người hoài nghi. Tôi coi những người hoài nghi, những lời chỉ trích là động lực phấn đấu, quyết tâm thi đấu tốt hơn. Những lời động viên lại là niềm tin để Tiến Linh để thi đấu tốt hơn ở SEA Games lần này".

Tiến Linh cũng tiết lộ nguyên nhân thi đấu không bùng nổ tại SEA Games 31: "Chấn thương không có gì nghiêm trọng nhưng khiến tôi không có cảm giác bóng tốt nhất trong những trận đầu tiên. Điều đó khiến những trận đấu ở vòng bảng không thể ghi bàn nhiều nhưng tôi vẫn quyết tâm thi đấu để đội có những chiến thắng quan trọng. Sau đó, sức khỏe của tôi đã tốt hơn và tôi đã ghi bàn ở bán kết, giúp U.23 Việt Nam chiến thắng".

Tiền đạo CLB Bình Dương nói rằng, điều anh tiếc nuối là ở trận chung kết đã không có mặt bố mẹ và em trai đến sân cổ vũ: "Đây là điều rất là đáng tiếc vì Tiến Linh luôn muốn chia sẻ vinh quang có được với gia đình. Nhưng không sao, gia đình vẫn luôn ở trong tim và sẽ ở bên Tiến Linh".

Sau chức vô địch Sau SEA Games khoảng 10 ngày, các đàn em của Tiến Linh sẽ dự giải U23 châu Á và ngay trận đầu tiên sẽ tái ngộ Thái Lan. Dẫn dắt U23 Việt Nam khi đó sẽ là tân HLV Gong Oh-kyun.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cô Nguyễn Thị Thanh Vân, Trường THCS Nguyễn Chuyên Mỹ (An Lão, Hải Phòng) trong giờ dạy Khoa học tự nhiên.

Tiến triển trong dạy học môn tích hợp

GD&TĐ - Sau 3 năm triển khai, nhiều nhà trường khẳng định việc dạy học môn tích hợp, đặc biệt môn Khoa học tự nhiên đã có những tiến triển tích cực.
Học sinh hào hứng dưới sự chỉ dẫn của nghệ nhân.

Truyền dạy văn hoá Hrê trong trường học

GD&TĐ - Tại huyện miền núi Ba Tơ (tỉnh Quảng Ngãi) nhiều lớp dạy cồng chiêng, múa hát dân ca,… được tổ chức để truyền dạy cho thế hệ con em người Hrê.