Phân tích Putin – bản mới nhất

GD&TĐ - Robert Scheer – nhà báo Mỹ nhận định: “Putin nói ông ấy tin rằng với sự sụp đổ của Liên Xô, Chiến tranh Lạnh đã kết thúc, và cùng với nó là sự kết thúc của những mối đe dọa đối đầu bất tận. Nhưng thật ra không phải thế.”

Phân tích Putin – bản mới nhất

Với cuốn sách vừa ra mắt “Đối thoại với Putin”, bạn sẽ được đọc loạt các cuộc phỏng vấn của nhà làm phim Oliver Stone với Vladimir Putin. Không chỉ được dùng làm đề tài cho bộ phim tài liệu bốn phần Showtime (tạm dịch: Giờ trình diễn), các cuộc phỏng vấn quan trọng này còn mang giá trị lịch sử to lớn.

Diễn ra trong giai đoạn mà mối quan hệ giữa hai cường quốc quân sự xấu tới mức gây ra sự nghi kỵ và thù địch chưa từng thấy kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, các cuộc trao đổi xoáy sâu vào nhiều vấn đề: Snowden, Crimea, Syria và Ukraine, chương trình do thám của Nga, vụ tấn công bầu cử Tổng thống Mỹ cùng nhiều vấn đề lần đầu tiên được hé lộ.

“Đối thoại với Putin” là chuỗi các cuộc phỏng vấn Vladimir Putin do Oliver Stone thực hiện trong bốn chuyến đi khác nhau tới Nga từ năm 2015 tới 2017.

Với tư duy sắc sảo của một đạo diễn luôn thích đào xới những vấn đề chính trị gây tranh cãi, không chỉ là phỏng vấn đơn thuần mà Oliver Stone còn truy vấn Tổng thống Vladimir Putin về những chủ đề nhạy cảm như Nga có can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ không, tại sao Nga lại đưa quân tới Syria.

Có thể nói đó là cuộc đấu trí giữa hai con người, một “nghệ sĩ đặt câu hỏi”, háo hức theo đuổi các tư tưởng trái chiều và khác lạ, và một nguyên thủ quốc gia, vô cùng cẩn trọng và ý thức cao độ về vị thế của mình.

Người nghệ sĩ ấy biết rằng sự hăng say của mình có thể khiến ông gặp họa nhưng vẫn theo đuổi, bởi với ông thì “đáng để làm thế… để cố gắng mang nhiều thêm hòa bình và nhận thức cho thế giới”.

Còn vị tổng thống thì thận trọng bởi ông biết những gì ông nói sẽ tạo ra các hệ lụy vượt ra ngoài một thước phim thông thường.

Trên tinh thần đó, cuốn sách sẽ đem lại những thông tin chưa từng xuất hiện, hé lộ những điều thú vị (và có lẽ cả đáng sợ nữa) về cách thế giới này vận hành.

Tác giả William Oliver Stone (sinh ngày 15/9/1946), một cây viết và nhà làm phim người Mỹ. Ông từng giành hai giải Oscar cho Đạo diễn xuất sắc nhất (năm 1986 và 1989).

Nhiều phim của Stone tập trung vào những vấn đề chính trị gây tranh cãi ở Mỹ vào cuối thế kỷ XX như chiến tranh Việt Nam, hay những vấn đề về tài chính. Một số phim nổi tiếng của ông: Born on the Fourth of July (1989), Heaven & Earth (1993), Money Never Sleeps (2010), Snowden (2016).

Vladimir Vladimirovich Putin (sinh ngày 7/10/1952), chính trị gia người Nga và là cựu Thủ tướng của Liên bang Nga; ông là Tổng thống thứ hai của Nga từ 7/5/2000 đến 7/5/2008, là Tổng thống thứ tư của Nga từ 7/5/2012 và tái đắc cử Tổng thống Nga thứ năm vào ngày 18/3/2018.

Năm 2007, Putin được tạp chí Times bầu là Nhân vật của năm; năm 2015, Putin đứng đầu danh sách 100 người có sức ảnh hưởng nhất thế giới cũng của tạp chí này. Tạp chí Forbes đã bầu chọn Putin là người quyền lực nhất thế giới trong bốn năm liên tiếp kể từ năm 2013 tới năm 2016.

TRÍCH ĐOẠN:

“OS: Định mệnh của ông là gì, thưa ông? Ông có biết không?

VP: Chỉ Chúa mới biết điều đó. Chỉ Chúa mới biết định mệnh của chúng ta – của anh và của tôi.

OS: Có lẽ là chết bình yên trên giường?

VP: Một ngày nào đó chuyện đấy sẽ xảy ra với tất cả chúng ta. Câu hỏi là chúng ta đã đạt được gì cho tới lúc đó trong thế giới đầy biến động này và liệu chúng ta có tận hưởng cuộc đời mình hay không.”

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.