Phân luồng sau THCS: Cần tôn trọng nguyện vọng của học sinh

Phân luồng sau THCS: Cần tôn trọng nguyện vọng của học sinh

Nguyện vọng do phụ huynh, học sinh lựa chọn

Vừa qua, một số bài báo phản ánh Trường THCS Phú La (quận Hà Đông) và Trường THCS Thanh Trì (quận Hoàng Mai) gây áp lực, yêu cầu HS có học lực yếu, kém viết đơn tự nguyện không đăng ký dự thi lớp 10 THPT năm học 2020 – 2021.

Trước thông tin này, bà Nguyễn Thị Thanh, Hiệu trưởng Trường THCS Phú La (quận Hà Đông, Hà Nội) cho biết: Không có việc Ban giám hiệu hoặc giáo viên nhà trường ép HS viết đơn tự nguyện không đăng ký dự thi lớp 10 THPT công lập năm học 2020 - 2021.

Nhà trường có 5 lớp 9 với 223 HS, trong đó có 29 HS không đăng ký dự thi lớp 10 công lập (gồm 3 HS không có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội, số còn lại có nguyện vọng đi học nghề, học trường ngoài công lập... ).

Trước khi HS làm đơn đăng ký dự thi, nhà trường đã tổ chức họp với 100% phụ huynh học sinh, thông tin toàn bộ quy định liên quan đến công tác tuyển sinh lớp 10 để phụ huynh nắm rõ việc lựa chọn nguyện vọng là quyền của gia đình. Nhà trường luôn hỗ trợ để mọi HS đủ điều kiện đều được dự thi.

Còn bà Nguyễn Thị Thanh Tâm - Hiệu trưởng Trường THCS Thanh Trì khẳng định: Thông tin nhà trường gây áp lực, không cho HS kém đăng ký dự thi lớp 10 THPT không chính xác.

Khi nhận được thông tin báo chí phản ánh, nhà trường họp với 100% giáo viên chủ nhiệm lớp 9; phụ huynh của các HS có đơn xin không đăng ký dự thi lớp 10 THPT công lập. Tại cuộc họp, 100% phụ huynh dự họp đều phát biểu ý kiến, khẳng định giáo viên đều quan tâm, động viên HS học tập, không ép buộc học sinh, cha mẹ HS làm đơn xin không đăng ký dự thi lớp 10 THPT công lập.

Trước đó, nhà trường đã rà soát cụ thể nguyện vọng của từng HS, có xác nhận của phụ huynh. Năm nay, có 59/222 HS lớp 9 không đăng ký dự thi lớp 10. Trong số này, 8 em không có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội nên không đủ điều kiện dự thi, một em thuộc diện tuyển thẳng. Số còn lại mong muốn học năng khiếu, học nghề, học trường ngoài công lập.

Xử lý nghiêm nếu phát hiện sai phạm

Ông Lê Ngọc Quang - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội khẳng định: Nhiều năm nay, TP có chủ trương tạo điều kiện thuận lợi nhất để mọi HS đủ điều kiện và có nguyện vọng đều được tham dự Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT công lập. Nếu phát hiện có đơn vị vi phạm, ảnh hưởng đến quyền lợi học tập của HS, sở sẽ xử lý nghiêm khắc.

Liên quan đến việc phân luồng HS sau THCS, đại diện Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết: Thực tế năm học trước cho thấy không phải HS nào tốt nghiệp THCS ở Hà Nội cũng dự thi vào lớp 10 THPT công lập. Trong 101.453 HS tốt nghiệp THCS có tới 16.417 lựa chọn những ngã rẽ khác để tiếp tục học lớp 10 và định hướng nghề nghiệp cho bản thân.

Tiếp tục mục tiêu phân luồng, Sở GD&ĐT Hà Nội đã trình UBND TP Đề án phân luồng HS sau THCS. HS sẽ học tại các trường nghề, TTGDNN - GDTX, sau 3 năm ra trường vừa có bằng tốt nghiệp THPT, vừa có bằng nghề.

Theo đại diện Sở GD&ĐT Hà Nội, phân luồng, hướng HS vào các luồng giáo dục phù hợp năng lực, điều kiện của bản thân HS và gia đình là chủ trương đúng. Tuy nhiên, để công tác này thực hiện hiệu quả, cần có nhiều giải pháp đồng bộ, từ việc thay đổi định kiến của phụ huynh, định hướng đúng cho học sinh, đến nâng cao chất lượng công tác đào tạo nghề trong các trường trung cấp, cao đẳng. 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Văn khấn rằm tháng 10 Âm lịch năm 2024

Văn khấn rằm tháng 10 Âm lịch năm 2024

GD&TĐ - Theo truyền thống, vào ngày 15/11 âm lịch, các gia đình thường chuẩn bị lễ cúng gia tiên cùng bài văn khấn để nguyện cầu sức khỏe, bình an.