Phần lớn văn bản quy phạm pháp luật bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất

GD&TĐ - Theo kết quả rà soát, phần lớn văn bản quy phạm pháp luật bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất, khả thi, minh bạch, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã Cho ý kiến về báo cáo của Chính phủ về kết quả rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã Cho ý kiến về báo cáo của Chính phủ về kết quả rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật.

Tiếp tục chương trình làm việc phiên họp thứ 27, sáng 17/10, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã Cho ý kiến về báo cáo của Chính phủ về kết quả rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trước khi trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6 theo yêu cầu tại Nghị quyết số 101/2023/QH15 của Quốc hội.

Kết quả rà soát cho thấy, hệ thống pháp luật nói chung và các lĩnh vực pháp luật được xác định là trọng tâm theo Nghị quyết số 101 cơ bản đã thể chế hóa kịp thời, đầy đủ các chủ trương, chính sách của Đảng trong từng lĩnh vực.

Phần lớn văn bản quy phạm pháp luật bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước. Đồng thời, đóng góp tích cực vào quá trình đổi mới, xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta thời gian qua.

Phiên họp diễn ra dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định.

Phiên họp diễn ra dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định.

Qua rà soát phát hiện, bước đầu đã chỉ rõ nội dung mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập, vướng mắc. Trong đó, nhiều nội dung đã được cơ quan có thẩm quyền xem xét, đưa vào quy trình sửa đổi, bổ sung để trình cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định.

Tuy nhiên, kết quả rà soát cũng cho thấy vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như. Cụ thể, có sự trùng lặp với một số kết quả rà soát đã được thực hiện và báo cáo trước đây.

Nội dung được nêu trong kết quả rà soát chưa chính xác. Vấn đề được cho là vướng mắc, bất cập thực chất là do cách hiểu và áp dụng pháp luật, không phải do các quy định của pháp luật.

Về hướng xử lý đối với kết quả rà soát, Ủy ban thường vụ Quốc hội cơ bản thống nhất hướng xử lý được đề xuất trong báo cáo của Chính phủ và báo cáo thẩm tra của Ủy ban Pháp luật.

Đối với các nội dung thuộc dự án luật tại Kỳ họp thứ Sáu và Kỳ họp thứ Bảy, Ủy ban thường vụ Quốc hội đề nghị, các Ủy ban chuyên môn của Quốc hội phối hợp với Ủy ban Pháp luật và Ủy ban Tư pháp cùng các cơ quan có liên quan để xử lý ngay trong các dự án luật nhằm trình Quốc hội xem xét thông qua tại Kỳ họp thứ Sáu và Kỳ họp thứ Bảy tới.

Đối với các dự án luật có trong Kế hoạch 81 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và có trong chương trình các năm, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ chỉ đạo cán bộ chủ trì các dự án luật này nghiên cứu, giải trình Ủy ban thường vụ Quốc hội trình Quốc hội và các Ủy ban chuyên môn tiến hành xử lý phù hợp khi trình Quốc hội.

Đối với các dự án luật chưa có trong chương trình xây dựng luật, pháp lệnh và chưa có trong Kế hoạch 81, đề nghị Chính phủ chỉ đạo nghiên cứu lập đề nghị sửa đổi luật, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các Ủy ban chuyên môn Quốc hội tiến hành thẩm tra và trình theo quy định.

Đối với các văn bản dưới luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ, cơ quan liên quan tiến hành sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Có thể dùng hình thức “một văn bản sửa nhiều văn bản” trong một lĩnh vực. Trong quá trình rà soát và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, cần hạn chế dùng một luật sửa nhiều luật và khi cần thiết thì chỉ áp dụng hình thức này trong một lĩnh vực.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Trẻ em gái Pakistan phải làm ruộng thay vì được đi học.

Bất bình đẳng giáo dục tại Pakistan

GD&TĐ - Pakistan đối mặt với khủng hoảng giáo dục nghiêm trọng, khi hơn 26 triệu trẻ em không được đến trường, phần lớn ở các vùng nông thôn.