Phần Lan sắp xóa hết các môn học

Phần Lan thời gian tới sẽ loại bỏ toàn bộ các môn học trong giáo dục như vật lý, toán, văn học, lịch sử hay địa lý.

Sẽ không còn môn học nào trong hệ thống giáo dục của Phần Lan
Sẽ không còn môn học nào trong hệ thống giáo dục của Phần Lan

Người đứng đầu Bộ Giáo dục Marjo Kyllonen giải thích sự thay đổi này: “Chúng ta thực sự cần phải suy nghĩ lại về giáo dục và việc thiết kế lại hệ thống giáo dục hiện tại, vì nó cần chuẩn bị cho con em chúng ta các kỹ năng cần thiết cho hôm nay và ngày mai.

Có những trường học giảng dạy theo phương thức cũ mà chỉ thích hợp trong giai đoạn mở đầu vào những năm 1900 – nhưng nhu cầu luôn không giống nhau, và chúng ta cần một diều gì đó phù hợp hơn cho thế kỷ 21".

Thay vì học từng môn riêng rẽ, học sinh sẽ học các sự kiện và hiện tượng trong một định dạng đa ngành. Ví dụ, Chiến tranh Thế giới Thứ hai sẽ được nghiên cứu từ góc độ lịch sử, địa lý và toán học.

Và bằng cách tham gia khóa học “Làm việc trong một tiệm cà phê”, học sinh sẽ được tiếp thu toàn bộ kiến thức về tiếng Anh, kinh tế và kỹ năng giao tiếp.

Ví dụ, khi muốn học về chiến tranh thế giới, học sinh sẽ được dạy từ góc nhìn lịch sử, địa lý cũng như những phát kiến toán học trong thời gian đó. Những môn học, kiến thức ít xuất hiện trong bậc học trung học như kinh tế, giáo tiếp cũng sẽ được tùy biến để đưa vào chương trình này.

Hệ thống này sẽ được giới thiệu cho học sinh ở độ tuổi lớn, bắt đầu từ tuổi 16. Ý tưởng chung là các em phải tự lựa chọn cho mình chủ đề hay hiện tượng muốn học, mang trong tâm trí những hoài bão về năng lực và tương lai của mình.

Bằng cách này, không học sinh nào sẽ phải trải qua toàn bộ khóa học về vật lý, hóa học, trong khi luôn tự hỏi “Mình cần phải biết những điều này để làm gì?”.

Cách thức giao tiếp và trao đổi giữa giáo viên và học sinh cũng sẽ thay đổi. Học sinh không còn ngồi phía sau bàn học và lo lắng chờ đợi bị gọi lên trả lời câu hỏi. Thay vào đó, họ sẽ làm việc với nhau trong các nhóm nhỏ để thảo luận về các chủ đề.

Hệ thống giáo dục Phần Lan khuyến khích làm việc tập thể, đó là lý do thay đổi này cũng sẽ ảnh hưởng đến giáo viên. Khoảng 70% giáo viên tại Helsinki đã cam kết chuẩn bị công tác phù hợp cho việc giảng dạy kiến thức trong hệ thống mới, và đương nhiên, họ cũng sẽ được tăng lương.

Theo dự kiến, những thay đổi trong hệ thống giáo dục tại Phần Lan sẽ được hoàn thiện vào năm 2020.

Trước đó, theo cuộc nghiên cứu kéo dài 3 năm của tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế, học sinh Phần Lan đạt tiêu chuẩn tri thức cao nhất trên thế giới. Các em đọc nhiều sách hơn một cách rõ rệt so với học sinh những quốc gia khác, xếp hạng nhất về bộ môn khoa học, hạng năm về toán học.

Khác với nhiều nước, giáo dục ở Phần Lan gồm 2 giai đoạn, tiểu học (từ lớp 1 đến lớp 6) và trung học (từ lớp 7 đến lớp 9). Lớp 10 được thành lập riêng cho những học sinh muốn cải thiện điểm số.

Và Phần Lan có 7 nguyên tắc rất căn bản làm nên nền giáo dục phát triển rực rỡ:

Thứ nhất, bình đẳng giữa các trường, tất cả các trường đều được tài trợ cơ sở vật chất và trang thiết bị như nhau.

Thứ hai, không chỉ học phí, học sinh không phải chi trả cho những khoản như bữa trưa; các tour du lịch, tham quan bảo tàng, hoạt động ngoại khóa...

Thứ ba, chương trình học được thiết kế để có thể tiếp cận với từng học sinh.

Thứ tư, không có những kỳ thi trong những trường học ở Phần Lan. Giáo viên sẽ tự quyết định thời điểm tiến hành các bài kiểm tra. Chỉ có một kỳ thi duy nhất là bài thi viết để xét tiêu chuẩn tốt nghiệp trung học.

Thứ năm, tạo sự tin tưởng, mọi mối quan hệ trong trường học đều được xây dựng trên cơ sở niềm tin. Giáo viên không kiểm tra đột xuất cũng không áp đặt luật lệ cho học sinh.

Thứ năm, mọi giáo viên sẽ cố gắng khuyến khích học sinh học tập, nhưng nếu học sinh đó không muốn học hoặc không có khả năng học, họ muốn tập trung tìm kiếm một công việc thực tế hơn, giáo viên sẽ không vì thế mà liên tục cho học sinh đó điểm thấp.

Thứ sáu, giáo viên không dạy học sinh quá nhiều kiến thức mà dạy phương pháp ghi nhớ cũng như cách tự mình suy nghĩ, phân tích, tìm kiếm thông tin từ những nguồn bên ngoài lớp học, đặc biệt là internet.

Cuối cùng là không có bài tập về nhà , vì thế trẻ em được tận hưởng thời gian vui chơi giải trí sau khi kết thúc giờ học.

Người Phần Lan không cho rằng hệ thống giáo dục của mình là hoàn hảo, vì thế họ không ngừng nghiên cứu và cải thiện cho phù hợp với những thay đổi của xã hội.

Theo Đất Việt

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tiền đạo Tottenham lên chức bố

Tiền đạo Tottenham lên chức bố

GD&TĐ - Tiền đạo Richarlison của Tottenham và tuyển Brazil vừa thông báo anh sắp được làm bố khi bạn gái Amanda Araujo đang mang thai.