Phân biệt nhiễm virus corona với bệnh cảm sốt thông thường
Corona là một loại virus đường hô hấp có khả năng lây nhiễm cao như virus cúm, nhưng có khả năng gây viêm phổi nặng. Nếu như cảm lạnh, sốt thông thường không mắc phải những nhiễm trùng nghiêm trọng, cơ thể sẽ đỡ dần nếu được điều trị bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ hoặc thuốc cảm tại nhà.
Thậm chí nhiều trường hợp không cần dùng thuốc, chỉ nghỉ ngơi và uống đủ nước, cảm lạnh sẽ dần thuyên giảm trong vòng 3 – 5 ngày.
Tuy nhiên, nếu nhiễm virus Corona, việc uống thuốc thông thường sẽ không làm tình trạng bệnh đỡ hơn. Bên cạnh việc thân nhiệt tăng cao bất thường, virus Corona sẽ tấn công mạnh vào hệ hô hấp, gây viêm phổi nên dẫn đến tình trạng thiếu oxy, khó thở rõ rệt, đây là một dấu hiệu mà cảm lạnh thông thường không có.
Các triệu chứng của ba loại bệnh là khác nhau. Cảm lạnh thông thường mọi người đều từng bị, thông thường sẽ có nghẹt mũi, hắt hơi, chảy nước mũi, cũng có thể sẽ có sốt, nhưng thường là sốt nhẹ, thời gian từ 1-3 ngày, cũng có thể 3-5 ngày là tự khỏi. Cảm lạnh hiếm khi có các triệu chứng đau cơ toàn thân hay cơ thể suy yếu.
Cảm cúm thường có sốt rõ ràng, mà còn là sốt cao, quá trình sốt tương đối dài, bình thường là 3 - 5 ngày, khoảng 1 tuần mới có thể khỏi bệnh. Cảm cúm thường đi kèm các triệu chứng toàn thân, bao gồm đau cơ, cơ thể yếu và đau đầu.
Một số dấu hiệu điển hình ở những bệnh nhân bị nhiễm virus Corona bao gồm đau họng, đau đầu, chảy nước mũi và sốt.
Virus Corona còn có khả năng gây ra các bệnh liên quan đến đường hô hấp như viêm phổi hay viêm cuống phổi đối với những trường hợp có hệ miễn dịch kém, đặc biệt là người cao tuổi và trẻ em.
Virus Corona lây từ người sang người thông qua tiếp xúc với dịch tiết của người bệnh qua ho, hắt hơi...
Ăn gì để phòng dịch bệnh?
BSCK II Nguyễn Thị Thu Hậu - Trưởng khoa Dinh dưỡng Bệnh viện Nhi đồng 2 TPHCM cho biết, đầu tiên phải ăn uống đầy đủ chất, nên chọn những loại đạm dễ tiêu, rửa tay kỹ, rửa dụng cụ nấu nướng kỹ càng, nấu chín thức ăn.
Ngoài ra, cần bổ sung rau củ, trái cây, các loại hạt. Đặc biệt cần cung cấp đủ nước. Bên cạnh dinh dưỡng thì cần cho trẻ ngủ đủ giấc, cần hướng dẫn cho bé những biện pháp cần làm để các con hiểu và thực hiện.
Nếu bé còn bú sữa mẹ, thì người mẹ nên ăn uống đầy đủ chất để em bé nhận được chất dinh dưỡng cũng như các chất tăng cường miễn dịch, trong thời gian cho con bú mẹ nên ăn uống đa dạng, chú ý vệ sinh an toàn thực phẩm, bổ sung thêm các thuốc dinh dưỡng giống như giai đoạn thai kỳ vì nhu cầu của mẹ và em bé đều rất cao (canxi, sắt, vitamin...).
Các sữa công thức phải được bổ sung theo đúng lứa tuổi, trừ trường hợp đặc biệt có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, có rất nhiều chất giúp tăng cường miễn dịch được bổ sung vào sữa như HMO (chất xơ của sữa mẹ), DHA, Omega3, IgG, Lysozym, đạm quý, kẽm, Taurim, Betaglucan.... và đều dựa trên các nghiên cứu từ thành phần của sữa mẹ.
Đặc biệt, trong đợt dịch này, nên ưu tiên lựa chọn các sản phẩm giàu các chất tăng cường miễn dịch như Vitamin A, D, C, hay Kẽm, Selen, và đặc biệt bổ sung các chất tăng cường miễn dịch chuyên biệt như kháng thể IgG.
Tùy theo tuổi, các nghiên cứu cho thấy để phòng các bệnh do vi trùng virus, cần bổ sung IgG cho trẻ trong 4 - 6 tuần với lượng IgG đủ, với trẻ dưới 2 tuổi khoảng 600 mg mỗi ngày và trên 2 tuổi khoảng 800 - 1000 mg mỗi ngày.
Trong sữa non của bò lấy trong 24 giờ đầu sau khi bò mẹ sinh chỉ có 10 - 15% là IgG. Sữa non của mẹ và sữa mẹ mới là nguồn kháng thể bảo vệ em bé tốt nhất, IgG từ sữa non của bò là nguồn dinh dưỡng miễn dịch bổ sung.
Đối với người lớn, chế độ dinh dưỡng hàng ngày giúp mỗi người tăng cường hệ miễn dịch, phòng ngừa virus corona. Thịt bò, rau xanh, nấm... là những loại thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể.
Trong thịt bò chứa hàm lượng kẽm cao có lợi cho việc phòng chống bệnh cúm. Kẽm hỗ trợ cơ thể tạo ra bạch cầu giúp cho hệ thống miễn dịch cơ thể hoạt động tốt hơn.
Ngoài ra, không nên bỏ qua các món ăn từ thịt gà chứa nhiều chất bổ, vị ngọt, tính ấm, ngăn ngừa tích nước trong người. Nghêu giàu phốt pho, protein, vitamin A, C, sắt, kẽm… rất có lợi cho sức khỏe.
Rau xanh chứa nhiều vitamin và chất chống oxy hóa hữu hiệu. Súp lơ, rau bó xôi, cải giúp tăng cường hệ thống miễn dịch khi bị cúm hoặc các bệnh viêm nhiễm khác.
Bí đỏ chứa nhiều dưỡng chất có ích như vitamin, muối khoáng, sắt và hàm lượng axit hữu cơ. Mặc dù không mang lại lợi ích ngay lập tức, rau xanh hay các loại thực phẩm khác vẫn có đặc tính kháng virus giúp ngăn ngừa, phòng chống bệnh tật.
Vitamin C là chất chống lại bệnh cúm hiệu quả, có thể rút ngắn thời gian cơ thể nhiễm lạnh và ngăn ngừa bệnh tật. Cam, bưởi, kiwi, quýt… là những loại trái cây chứa hàm lượng vitamin C cao góp phần cải thiện hệ miễn dịch. Thường xuyên uống nước ép giúp tăng cường sức đề kháng trong mùa dịch.
Ngoài ra có thể ăn gừng tươi, tỏi để tăng sức đề kháng, ngăn ngừa các bệnh liên quan đến đường hô hấp.
Bộ Y tế khuyến cáo: Nếu đang có dấu hiệu như sốt, ho hoặc khó thở, cần tránh đi lại, du lịch. Trong trường hợp xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ của bệnh, cần đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, cần chia sẻ thông tin về lịch
trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.
Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, không nên chạm tay vào mắt, mũi, miệng. Hạn chế tiếp xúc với những người bị ho, sốt.
Che kín miệng và sử dụng khăn giấy hoặc tay áo khi ho hoặc hắt hơi. Bỏ khăn giấy vào thùng rác ngay sau khi sử dụng, rồi rửa tay.
Báo ngay cho các nhân viên hàng không, ô tô, đường sắt nếu xuất hiện dấu hiệu ốm khi di chuyển, du lịch. Đến cơ sở y tế cáng sớm càng tốt.
Dùng các loại thực phẩm được đun nấu chín.
Ở nơi công cộng, không khạc nhổ bừa bãi. Không nên tiếp xúc gần với động vật nuôi hoặc hoang dã.
Khi tới chỗ đông người hoặc tiếp xúc với người có triệu chứng bệnh nên đeo khẩu trang.
Sử dụng khẩu trang đúng cách, khẩu trang phải che kín miệng khi đang sử dụng.
Đối với các loại khẩu trang dùng 1 lần cần vứt bỏ ngay vào thùng rác sau khi dùng và sau khi bỏ khẩu trang cần rửa tay sạch.