Phải kiểm soát được tốc độ phương tiện

Phải kiểm soát được tốc độ phương tiện
(GD&TĐ) - “Các vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng hiện nay diễn ra gây nên nỗi bức xúc và tâm lý bất an trong xã hội, nhất là vụ tai nạn giao thông (TNGT) đặc biệt nghiêm trọng ở Phúc Thọ chiều 26/5. Qua đây chúng ta thấy các xe con đều chưa được lắp đặt các thiết bị giám sát hành trình nên khó kiểm soát được tốc độ, chúng tôi đang kiến nghị sẽ lắp thiết bị giám sát lên cả những xe con để kiểm tra và xử lý tốc độ được tốt hơn, tránh các vụ tai nạn tương tự…” – ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông quốc gia (UBATGTQG), trao đổi với phóng viên thực tế đáng lo ngại về ATGT gần đây và các giải pháp kiểm soát tình hình.
Phân tích các vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng, ông Nguyễn Hoàng Hiệp cho rằng chủ yếu xuất phát từ 2 nguyên nhân: Thứ nhất về mặt chủ quan, là do ý thức, đạo đức và sức khoẻ của người lái xe không đảm bảo theo quy định, hành vi vi phạm về tốc độ (khoảng 18-24%), đi sai phần đường (24-32%) và vượt xe không đúng quy định (12-19%). Thứ hai về mặt khách quan, là do các cơ quan chức năng địa phương chưa quyết liệt trong kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm về các điều kiện kinh doanh vận tải khi thực hiện thủ tục cấp phép và trong quá trình hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.
Đi sâu vào phân tích nguyên nhân gây ra những vụ TNGT nghiêm trọng, ông Nguyễn Hoàng Hiệp cho biết vi phạm về tốc độ rất phổ biến, đây là một trong những nguyên nhân chính gây TNGT hiện nay ở nước ta.

 Nếu theo quy định, những lỗi có thể xử phạt là chạy quá tốc độ, vi phạm số lượng mở cửa xe, lái xe quá 4 giờ liên tục và quá 10 giờ trong một ngày… Tuy nhiên, ông Hiệp cũng cho biết những lỗi trên được phát hiện từ thiết bị GSHT thì chưa bị xử phạt do chưa đủ cơ sở pháp lý, nếu muốn xử phạt phải bổ sung vào nhiều văn bản khác. Chẳng hạn Bộ Công an đã quy định thiết bị nào được phép dùng để xử phạt, như máy đo tốc độ, cân tải trọng đã được bổ sung… nhưng thiết bị GSHT thì chưa, mặc dù những lỗi về tốc độ do các thiết bị GSHT cung cấp rất đáng lo ngại.

Tai nạn kinh hoàng vẫn chưa có thuốc giải (Trong ảnh: Một vụ lật xe container trên QL1 đoạn qua Thanh Hóa). Ảnh: Thanh Tùng
Tai nạn kinh hoàng vẫn chưa có thuốc giải (Trong ảnh: Một vụ lật xe container trên QL1 đoạn qua Thanh Hóa). Ảnh: Thanh Tùng

 “Mới đây, chúng tôi đã kiểm tra 1.200 xe trong vòng 10 ngày, kết quả, bình quân 1 xe khách chạy quá tốc độ 22 lần, 1 xe buýt quá tốc độ 7 lần. Đặc biệt, xe chạy quá tốc độ nhiều nhất là 300 lần/ngày trong đó có khoảng 200 lần chạy quá 10km/giờ, 100 lần chạy quá 20km/giờ và cũng xe này chạy tốc độ cao nhất là 126km/giờ”, ông Hiệp cho biết. Đồng thời cũng nêu rõ hiện các thiết bị GSHT mới đo tốc độ vi phạm tối đa, tức là xe khách không được vượt quá 70km/giờ ở bất kỳ đường nào, xe tải không quá 60km/giờ, chứ chưa đo được vượt tốc độ cụ thể ở từng loại đường, ví dụ đường đô thị, đường xấu… Tuy nhiên, tiến tới UBATGT QG sẽ xây dựng một bản đồ số về mạng lưới giao thông quốc gia làm cơ sở pháp lý để kiểm soát tốc độ phương tiện. Đáng chú ý là, mặc dù chưa thể xử phạt hành chính các vi phạm này, nhưng theo các quy định hiện hành thì từ 1/7 tới đây, khi một doanh nghiệp có 20% số xe vi phạm tốc độ sẽ bị tước giấy phép kinh doanh, điều này sẽ tác động tích cực đến việc kiểm soát tốc độ chạy xe.

Để kiện toàn công tác quản lý nhà nước về thiết bị GSHT vốn vẫn còn mới mẻ ở nước ta, theo ông Nguyễn Hoàng Hiệp, trước mắt Bộ Giao thông Vận tải, UBATGT QG đang đặt hàng một số doanh nghiệp sản xuất phần mềm tạo ra một phần mềm tự động truy cập thông tin, tổng hợp báo cáo hàng ngày về các xe vi phạm về tốc độ. Từ 1/7/2013 đến 30/9/2013, UBATGT QG sẽ tổ chức chiến dịch, trong đó sẽ lấy tốc độ khai thác từ thiết bị GSHT để chấn chỉnh doanh nghiệp. “Nếu không có gì thay đổi, ngày 15/6 tới đây sẽ có bản chạy thử và từ 1/7, chúng tôi sẽ cung cấp cho các phương tiện thông tin đại chúng thông tin về số lượng các xe vi phạm trong ngày, những xe nào, của doanh nghiệp nào, mức độ vi phạm ra sao”, ông Hiệp nhấn mạnh.
Như Nguyễn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh lớp 1 Trường Tiểu học Võ Trường Toản (quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ). Ảnh NTCC

Hiểu đúng về giai đoạn tiền Tiểu học

GD&TĐ - Nhiều gia đình tìm các lớp học tiền tiểu học nhằm học trước kiến thức mà quên việc quan trọng là trang bị tâm thế, kỹ năng để bắt nhịp với cấp học mới.
Thực phẩm chống đột quỵ giả được bày bán trong cửa hàng nằm bên trong siêu thị Coopmart Thanh Hóa.

Ai chịu trách nhiệm?

GD&TĐ - Công an TP Thanh Hóa vừa phát hiện bắt giữ nhiều sản phẩm là thuốc chống đột quỵ giả bày bán trong siêu thị Coopmart Thanh Hóa.
Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.
Xe tăng rùa với thiết bị gây nhiễu đặc biệt.

Clip UAV FPV chịu thua xe tăng rùa

GD&TĐ - Máy bay không người lái kamikaze góc nhìn thứ nhất (FPV) của Ukraine đã không hiệu quả khi tấn công những xe tăng rùa của Nga trên chiến trường.
Minh họa/INT

Khi nào Hamas buông súng?

GD&TĐ - Việc phát hiện hố chôn gần 240 thi thể trong bệnh viện Nasser ở thành phố Khan Younis, phía Nam Dải Gaza, thể hiện rõ nhất sự đẫm máu của cuộc xung đột.