Quyết tâm cải cách giáo dục
Trong phạm vi chức năng và trách nhiệm của mình, FEPT đã xác định bốn lĩnh vực then chốt cần tập trung vào, bao gồm: Nâng cao chất lượng giáo dục, kêu gọi trẻ em bỏ học trở lại trường, giới thiệu hệ thống giáo dục thống nhất và phát triển kỹ năng của thanh niên.
Khung chính sách giáo dục quốc gia năm 2018 được Bộ trưởng Liên bang về FEPT, ông Shafqat Mehmood, đưa ra trong một buổi lễ được tổ chức tại Thư viện quốc gia ở
Islamabad hôm 27/11. Phát biểu tại đây, ông Mehmood tuyên bố sẽ giải quyết những thách thức nêu trên trong vòng 5 năm tới, đồng thời tiết lộ rằng một tổ chức đặc biệt và chuyên trách đã được thành lập để xác định các lĩnh vực chính cho sự phát triển của giáo dục.
“Chúng tôi đã tham vấn với các nhà tài trợ, các tổ chức phi chính phủ và các chuyên gia trong việc xây dựng chính sách”, ông nói, đồng thời cho biết thêm rằng Hội nghị Bộ trưởng Liên bang cũng đã được tham gia vào việc hoạch định chính sách giáo dục, đại diện các tỉnh cũng được mời tham dự lấy ý kiến, trên cơ sở đồng thuận từ những trao đổi thông qua thảo luận giữa đại diện của các tỉnh với nhau.
Bộ trưởng Shafqat Mehmood nói rằng, một trong những mục tiêu lớn nhất của chính phủ Pakistan do tân Thủ tướng Imran Khan lãnh đạo hiện nay là tập trung đầu tư cho hơn 20 triệu học sinh nam nữ trên cả nước, trong đó có rất nhiều em, nhất là trẻ em gái, vốn đang bị thiệt thòi do bất bình đẳng trong giáo dục.
Theo ông, hiện nay Pakistan đang có ba loại hình giáo dục đồng thời tồn tại: Hệ thống giáo dục tôn giáo, hệ thống trường công lập và hệ thống trường học tiếng Anh trung bình hoặc tư nhân. Theo chính sách giáo dục của chính phủ mới, một hệ thống giáo dục thống nhất sẽ được giới thiệu, với một giáo trình chung, nhằm “mang lại sự thống nhất giữa các tỉnh trong nước” (về giáo dục).
Người đứng đầu FEPT cũng đặt trọng tâm vào những nỗ lực của chính phủ trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, đồng thời nói thêm rằng, giáo dục định hướng thị trường sẽ được cung cấp cho sinh viên, để họ có thể tìm việc làm dễ dàng. Nhân vấn đề này, Bộ trưởng nhấn mạnh sự cần thiết phải trang bị và phát triển kỹ năng đối với người học và rằng đó là cách duy nhất để phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
|
Lộ trình vượt qua các thách thức
Bộ trưởng Mehmood nhấn mạnh, đất nước phải đối mặt với sự thiếu hụt của các trường THCS, do đó học sinh không thể tiếp tục chương trình học của mình sau khi hoàn thành giáo dục tiểu học. Để giải quyết vấn đề này, giải pháp trước mắt của FEPT là các lớp THCS sẽ được tổ chức theo thời gian của lớp tiểu học, qua đó có thể tạm thời khắc phục bài toán thiếu các trường THCS.
Để giải quyết nhu cầu ngày càng tăng đối với giáo viên, chính phủ cũng có kế hoạch tung ra một hệ thống trường học thông minh, theo đó các bài giảng trực tuyến sẽ được
giảng dạy tại các trường học thiếu cán bộ giảng dạy, Bộ trưởng Mahmood khẳng định.
Người đứng đầu FEPT giải thích thêm, các lớp học thông minh sẽ được thiết lập ở mọi trường thuộc Lãnh thổ Thủ đô Islamabad (ICT). Tất nhiên đó là sự ưu tiên trong địa bàn trung tâm của đất nước, nhưng ông Mehmood cũng nhấn mạnh rằng việc sử dụng công nghệ là nhu cầu của một xã hội phát triển.
Một chương trình tình nguyện giáo dục cũng sẽ được triển khai để đáp ứng nhu cầu về đội ngũ giáo viên, theo Bộ trưởng Mehmood. Với chương trình này, những thanh thiếu niên có học thức sẽ có cơ hội tham gia vào dịch vụ giáo dục, qua đó có thể trở thành giáo viên để đi dạy cho trẻ em.
Với vấn đề trẻ em bỏ học, đặc biệt là trẻ em gái, đang là nỗi nhức nhối của xã hội Pakistan, Bộ trưởng FEPT nhấn mạnh chính phủ cũng sẽ tăng số lượng các trường không chính thức để đạt được nhiệm vụ tuyển sinh tối đa và huy động trẻ quay lại lớp học.
Ông cho biết, một cuộc đối thoại đã được bắt đầu để tạo ra sự đồng thuận giữa các hệ thống giáo dục khác nhau. Sau đó, Bộ trưởng cũng công bố một chiến dịch đưa trẻ em ngoài nhà trường trở lại lớp học, trước hết ưu tiên cho ICT. Bằng cách ký vào các giấy tờ nhập học, ông đã đăng ký cho sáu học sinh đầu tiên của ICT vào các trường mới được chính phủ thành lập, nằm ở gần nhà của các em.