Pakistan thử tên lửa sau khi Ấn Độ ký hợp đồng mua S-400

GD&TĐ - Pakistan đã thử thành công hệ thống tên lửa có khả năng mang hạt nhân ngay sau khi Ấn Độ từ chối đàm phán hòa bình với Islamabad và mua lô vũ khí trị giá hàng tỉ USD từ Nga.  

Pakistan thử tên lửa
Pakistan thử tên lửa

Hệ thống trên có thể bắn được cả tên lửa mang hạt nhân và tên lửa thông thường tới một khoảng cách 1.300km đã được thử nghiệm vào 8/10. Việc thử tên lửa đạn đạo Ghauri này đã được Tổng thống Pakistan Arif Alvi và Thủ tướng Imran Khan khen ngợi.

“Vụ phóng đã củng cố khả năng hạt nhân của Pakistan nhằm mục đích hòa bình và ổn định thông qua một chế độ răn đe tin cậy” – hãng tin ISPR cho biết.

Vụ thử trên diễn ra vài tuần sau khi Ấn Độ bất ngờ thay đổi quyết định gặp Pakistan để thảo luận các phương pháp đảm bảo hòa bình và ổn định trong khu vực.

Ban đầu Ấn Độ dã chấp nhận lời mời của Thủ tướng Pakistan Imran Khan nhưng sau đó lại từ chối vì sự việc khiến 3 cảnh sát Ấn bị lính Pakistan sát hại đầu tháng này. Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ coi đây là một vụ “giết người” tàn bạo.

Bộ ngoại giao Ấn Độ cũng dẫn ra việc Pakistan phát hành tem được cho là tôn vinh chủ nghĩa khủng bố để từ chối đàm phán với Pakistan.

Vụ phóng trên cũng diễn ra sau khi Ấn Độ ký hợp đồng trị giá 5,4 tỉ USD mua hệ thống phòng thủ S-400 của Nga.

Theo RT

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Đoàn Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn tổ chức đoàn viên thăm hỏi, trò chuyện với cựu chiến binh Nguyễn Hữu Giằng (trú ở phường Đông Lương, TP Đông Hà).

Yêu nước bằng hành động

GD&TĐ - Ngọn lửa yêu nước được truyền qua nhiều thế hệ học sinh, bằng những bài học sống động ngoài trang sách, từ chính mảnh đất địa chỉ đỏ.

Các tên lửa R-73, R-27T và R-77 của Houthi.

Tên lửa Houthi khiến Mỹ kinh ngạc

GD&TĐ - Theo War Zone, sự tinh vi và sức mạnh của nhiều loại tên lửa của Houthi đang khiến các tướng lĩnh và chuyên gia Mỹ phải kinh ngạc.

Sinh viên hào hứng, khai thác thông tin với ứng dụng sản phẩm HUNRE AI.

AI trở thành trợ thủ đắc lực

GD&TĐ - Trong thời đại chuyển đổi số, việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào lĩnh vực giáo dục không còn là điều xa lạ.