Ông Vương Đình Huệ làm Chủ tịch Quốc hội

GD&TĐ - Với 473/473 bằng 98,54% đại biểu tán thành, ông Vương Đình Huệ chính thức được Quốc hội bầu làm Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng bầu cử Quốc gia.

Tân Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tuyên thệ trước Quốc hội. Ảnh: Quang Khánh
Tân Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tuyên thệ trước Quốc hội. Ảnh: Quang Khánh

Sáng nay (31/3), Quốc hội tiến hành các thủ tục bầu Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử Quốc gia bằng hình thức bỏ phiếu kín và thảo luận, biểu quyết thông qua Nghị quyết bầu Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia.

Kết quả ông Vương Đình Huệ - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội được bầu làm Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia, với số phiếu tán thành là 473/473 bằng 98,54%.

Tân Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhận bó hoa chúc mừng từ người tiền nhiệm. Ảnh: Quang Khánh
Tân Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhận bó hoa chúc mừng từ người tiền nhiệm. Ảnh: Quang Khánh

Sau khi công bố kết quả kiểm phiếu, tân Chủ tịch Quốc hội thực hiện nghi lễ tuyên thệ trước Quốc hội.

Tiểu sử tân Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ:

- Ngày sinh: 15/3/1957 (Quê quán: xã Nghi Xuân, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An)

- Ngày vào Đảng: 9/3/1984 Ngày chính thức: 9/9/1985

- Học hàm, học vị: Giáo sư, Tiến sỹ Kinh tế

- Lý luận chính trị: Cao cấp

- Uỷ viên Trung ương Đảng Khoá X, XI, XII, XIII

- Ủy viên Bộ Chính trị khóa XII, XIII

- Đại biểu Quốc hội khoá XIII, XIV

Tóm tắt quá trình công tác:

9/1979 - 1985: Giảng viên Trường Đại học Tài chính - Kế toán Hà Nội (nay là Học viện Tài chính); Phó Bí thư Liên đoàn khoa kế toán; Uỷ viên Ban Thường vụ Đoàn trường.

1985 - 1986: Học viên khoa Châu Âu, lớp tiếng Tiệp, Đại học Ngoại ngữ Hà Nội.

1986 - 1990: Nghiên cứu sinh tại Trường Đại học Kinh tế Bratislava, Cộng hòa Slovakia; Bí thư chi bộ, đơn vị trưởng lưu học sinh và sau đó là Trưởng thành hội lưu học sinh Việt Nam tại Bratislava.

1991 - 1992: Giảng viên Khoa Kế toán, Đại học Tài chính - Kế toán Hà Nội (nay là Học viện Tài chính).

10/1992 - 4/1994: Đảng uỷ viên Đảng bộ Trường Đại học Tài chính - Kế toán Hà Nội, Phó Trưởng khoa Kế toán, Quyền Trưởng khoa Kế Toán, Đại học Tài chính - Kế toán Hà Nội (nay là Học viện Tài chính).

5/1994 - 02/1999: Trưởng khoa Kế toán, Đảng ủy viên Đảng bộ Đại học Tài chính - Kế toán Hà Nội (nay là Học viện Tài chính).

3/1999 - 6/2001: Phó Hiệu trưởng phụ trách đào tạo, Đảng ủy viên Đảng bộ Đại học Tài chính - Kế toán Hà Nội (nay là Học viện Tài chính).

7/2001 - 6/2006: Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước, Đảng ủy viên Đảng bộ khối kinh tế Trung ương.

7/2006 - 8/2011: Tổng Kiểm toán Nhà nước; Ủy viên Trung ương Đảng khóa X, Bí thư Ban cán sự Đảng Kiểm toán Nhà nước, Bí thư Đảng ủy Kiểm toán Nhà nước; được bầu làm Đại biểu Quốc hội khóa XIII.

8/2011 - 12/2012: Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, Bí thư Ban cán sự Đảng, Bộ Trưởng Bộ Tài chính; Đại biểu Quốc hội khóa XIII.

12/2012 – 01/2016: Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương; Đại biểu Quốc hội khóa XIII.

01/2016 – 4/2016: Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương.

4/2016 - 2/2020: Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban cán sự Đảng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ (tháng 6/2016), Đại biểu Quốc hội khóa XIV.

Ngày 7/2/2020, Bộ Chính trị có Quyết định số 1818-QĐ/TW điều động ông Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Cán sự Đảng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ thôi tham gia Ban Cán sự Đảng Chính phủ, phân công tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức Bí thư Thành ủy Hà Nội nhiệm kỳ 2015-2020.

Ngày 11/6/2020, Quốc hội đã thông qua nghị quyết phê chuẩn miễn nhiệm chức vụ Phó Thủ tướng Chính phủ đối với ông Vương Đình Huệ.

Tháng 1/2021: Ủy viên Bộ Chính trị khóa XIII.

Sáng cùng ngày, Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội miễn nhiệm một số Phó Chủ tịch Quốc hội. Sau đó, Quốc hội thảo luận ở Đoàn về nội dung này. Buổi chiều, Quốc hội tiến hành thảo luận, biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc miễn nhiệm một số Phó Chủ tịch Quốc hội; Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình danh sách đề cử để Quốc hội bầu một số Phó Chủ tịch Quốc hội. Sau đó, Quốc hội thảo luận ở Đoàn về dự kiến nhân sự về nội dung trên.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Giáo dục 'mới' tại Indonesia hướng tới 4 trụ cột.

Lộ trình giáo dục mới của Indonesia

GD&TĐ - Theo Thứ trưởng Bộ Giáo dục Tiểu học và Trung học Indonesia, ngành Giáo dục cần cải thiện 4 trụ cột để đạt được mục tiêu 'Indonesia Vàng 2045'.

Minh họa/INT

Bản cam kết ở Làng Nủ

GD&TĐ - Thầy Nguyễn Xuân Khang được biết đến là người thầy đầu tiên đã nhận nuôi toàn bộ số cháu nhỏ còn sống sót sau trận lũ quét ở Làng Nủ hôm 10/9/2024.